120. Văn bản pháp quy tận cùng thì nên hướng dẫn đến cùng.

(ANVI) – Góp ý Dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam VCCI 3-2010

Dự thảo Thông tư này nhằm hướng dẫn thực hiện “Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam”, ban hành kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Là loại văn bản ở vị trí thấp nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhất là lại điều chỉnh về một lĩnh vực tương đối phức tạp, Dự thảo Thông tư nên hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn một số vấn đề dưới đây:

  1. Về đại diện của nhà đầu tư nước ngoài: Điểm 4.1, Chương I, Dự thảo Thông tư quy định đại diện có thẩm quyền của tổ chức nước ngoài là “Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (công ty) của tổ chức nước ngoài” hoặc “những người được chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc (công ty) của tổ chức nước ngoài uỷ quyền bằng văn bản”. Việc ấn định rõ chức danh này sẽ không chính xác, vì tổ chức nói chung, công ty nói riêng có thể không có chức danh “chủ tịch hội đồng quản trị” hoặc “tổng giám đốc”.
  2. Về yêu cầu các chứng chỉ hành nghề: Đoạn 3, điểm 4.2, Chương I, Dự thảo Thông tư quy định một trong những điều kiện của cá nhân tại Việt Nam làm đại diện giao dịch tại Việt Nam là “có các chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật cho phép cung cấp dịch vụ về góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam”. Hoặc là bỏ điều kiện này, hoặc là Thông tư phải chỉ rõ đó là các chứng chỉ hành nghề gì tương ứng và theo quy định tại văn bản Luật hoặc Nghị định nào thì mới bảo đảm sự rõ ràng, hợp pháp, tránh việc đẻ ra giấy phép con không có cơ sở pháp lý.
  3. Về việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư: Tiết a, điểm 2.1, Chương II, Dự thảo Thông tư quy định “Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan”. Chỉ dẫn này rất cần được nêu ra một cách cụ thể theo quy định nào, hoặc ít nhất thì cũng phải nêu ra được là do Bộ, ngành nào quy định và đã có hay chưa có?
  4. Về nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức: Dự thảo Thông tư nhiều lần nhắc đến các nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, nhưng không xác định về tư cách pháp lý của các loại tổ chức đó. Để quá trình thực hiện không bị vướng mắc, thì cần quy định rõ các tổ chức có tư cách pháp nhân. Tránh tình trạng xuất hiện các tổ chức là chi nhánh, trung tâm, nhà máy,… chỉ là một bộ phận của pháp nhân, không có đủ tư cách pháp lý để giao dịch độc lập theo quy định của pháp luật các nước nhưng lại không có cơ sở để từ chối.
  5. Về thủ tục giấy tờ đầu tư:
  • Tiết b, điểm 2.2, Chương II, Dự thảo Thông tư quy định một trong những hồ sơ góp vốn, mua cổ phần là “Lý lịch tư pháp và bản sao hộ chiếu còn hiệu lực đã được công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự”. Theo quy định của Luật Công chứng năm 2006 thì thủ tục xác nhận giấy tờ này không còn gọi là “công chứng” mà gọi là “chứng thực”. Vì vậy, để bảo đảm không bị sai thuật ngữ thì nên sửa thành “công chứng, chứng thực” hay lựa chọn một tử chính xác. Tương tự là quy định tại tiết b, điểm 2.3, Chương II, Dự thảo.
  • Tiết a, điểm 2.3, Chương II, Dự thảo Thông tư quy định một trong những hồ sơ đối với người đại diện giao dịch là người Việt Nam là: “Giấy giới thiệu bao gồm các nội dung liên quan đến sơ yếu lý lịch (tên, tuổi, giới tính, quốc tịch, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay, địa chỉ liên lạc, số điện thoại liên lạc, trình độ học vấn, đơn vị công tác, vị trí và chức vụ tại đơn vị công tác …); phạm vi công việc, quyền hạn và trách nhiệm được giao của người được giới thiệu; hiệu lực của giấy giới thiệu và những nội dung khác có liên quan đến thực hiện giao dịch.”. Với nội dung như trên, thì cần gọi là giấy uỷ quyền hoặc một tên gọi khác, chứ gọi là Giấy giới thiệu thì không phù hợp với cách hiểu thông thường đối với loại văn bản hành chính này.
  • Tiết b, điểm 2.3, Chương II, Dự thảo Thông tư cũng quy định như trên đối với người đại diện giao dịch là người nước ngoài. Ở đây còn bất hợp lý ở chỗ hầu như các nước không có khái niệm “hộ khẩu thường trú”.
  1. Một số vấn đề khác:
  • Điểm 1.3, Chương II, Dự thảo Thông tư quy định “Mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả số vốn góp từ mua lại quyền góp thêm vốn, quyền mua thêm cổ phần) trong doanh nghiệp Việt Nam…” cần bổ sung thêm “chứng quyền” và sửa lại “quyền mua thêm cổ phần” thành “quyền mua cổ phần” (bỏ chữ “thêm”) cho đúng với các khái niệm đã được định nghĩa tại Điều 6 của Luật Chứng khoán năm 2006.
  • Nên thay kết cấu khoản, điểm, tiết của Thông tư thành kết cấu Điều, khoản, điểm cho rõ ràng, mạch lạc; nhất là chữ “tiết” hiện nay không quy định sử dụng chính thức trong hệ thống pháp luật hiện hành.

 

Trân trọng tham gia!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,310