127. Tự do kinh doanh… có điều kiện!

(TCKD) – Trước khi có Luật Doanh nghiệp năm 1999, Chính phủ đã công bố chỉ có 29 loại hàng hoá, dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện trong Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03-3-1999. Từ đó trở đi, cứ mỗi năm con số này lại tăng lên đến 23,5% và đến thời điểm tháng 8-2010 này, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công thương, thì đã có tới 152 loại hàng hoá, dịch vụ bị xếp vào vòng tròn ngăn cản tự do kinh doanh.   

  • Sau nhiều năm xây dựng nền kinh tế thị trường, mà nền tảng là tạo điều kiện tối đa và khuyến khích kinh doanh. Nhưng rồi, hệ thống pháp luật ngày một xuất hiện nhiều quy định hạn chế tự do kinh doanh của công dân và doanh nghiệp, một trong những quyền đã được Hiến định.


Hiện nay một số nghị định đang được soạn thảo trong đó dự định tiếp tục đưa thêm một số hàng hoá, dịch vụ khác vào diện cấm kinh doanh như Kinh doanh vàng trên tài khoản; hay hạn chế kinh doanh, như dịch vụ phá dỡ tàu biển và kinh doanh có điều kiện như sản xuất mũ bảo hiểm; đóng mới, sửa chữa, đăng kiểm tàu biển,… Như vậy, trong thời gian sắp tới, con số cấm, hạn chế và kinh doanh có điều kiện sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Nên cân nhắc thận trọng

Có thể hình dung 152 hàng hoá, dịch vụ bị cấm, hạn chế và kinh doanh có điều kiện như những cọc rào, kết thành 3 vòng tròn: Vòng lõi với 33 hàng hoá, dịch vụ bị cấm kinh doanh, sau đó là 11 hàng hoá, dịch vụ bị hạn chế kinh doanh, tiếp theo là 108 hàng hoá, dịch vụ thuộc diện kinh doanh có điều kiện như phải có chứng chỉ hành nghề, có giấy phép kinh doanh, có vốn pháp định, có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc phải tự bảo đảm đáp ứng được những điều kiện tối thiểu theo quy định của pháp luật. Ngoài 3 vòng ấy, mới là hàng hoá, dịch vụ được tự do kinh doanh.

Đành rằng sự ràng buộc đối với nhiều trường hợp là cần thiết, thậm chí còn có lợi, nhưng với thực trạng thời gian vừa qua, thì pháp luật đã gia cường hàng rào với tốc độ quá nhanh, và dựng thêm những hàng rào quá chặt. Việc làm này, nếu không được cân nhắc thận trọng, dựa trên những cơ sở khoa học và thực tế thuyết phục và cân bằng hợp lý lợi ích toàn cục, thì sẽ chẳng khác nào việc chăng dây, đóng cọc, đào hố ngăn trở bước tiến của đoàn quân kinh doanh – lực lượng quyết định mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Nếu cứ bất cứ lĩnh vực nào có vấn đề khác thường (mà trước sau cũng sẽ xuất hiện), lập tức lại bị phong toả bằng các điều luật, thì chẳng mấy chốc sẽ tạo ra vô số “boong ke” pháp lý thít chặt thị trường. Vì cái gì cũng có hai mặt, nếu quá chăm chú nhìn vào mặt sau, thì hàng hoá, dịch vụ nào cũng có thể tìm ra lý do để ngăn cấm, hạn chế hay cần đặt thêm điều kiện. Việc cấm kinh doanh đèn trời; dịch vụ điều tra; môi giới kết hôn, môi giới nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; kinh doanh vàng trên tài khoản; quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi;… là những ví dụ cho thấy mặt trái không đáng để phải “khai từ” tất cả. Do vậy, ngay cả điều cấm cũng cần phải được xem xét lại trong từng thời kỳ. Thậm chí, có việc cấm trở

Bảng tổng hợp Danh mục hàng hoá, dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

TTHàng hoá, dịch vụNăm 1999Năm 2002Năm 2006 Đến

8-2010

Cuối 2010
1.Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh1011233334
2.Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh5581112
3.Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện142292108111
Tổng cộng2938123152157

thành thừa, như cấm kinh doanh “Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu”. Điều này còn là một sự vô lý, vì hoàn toàn có thể suy diễn theo lô gic là, các hàng hoá khác nhập lậu sẽ không bị cấm kinh doanh (!?). Đấy là mới chỉ nhắc đến danh mục xem ra có lý nhất là cấm kinh doanh. Nếu soi kỹ các loại hàng hoá, dịch vụ khác, thì hoàn toàn có thể loại trừ được khá nhiều khỏi danh mục bị hạn chế kinh doanh và phải có điều kiện kinh doanh, mà có thể tin rằng được thế thì lợi sẽ nhiều hơn hại.

Quá nhiều luật cùng… cấm

Một điều nữa mà các thương nhân băn khoăn là, ngoài danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện của Luật Thương mại, thì còn những vòng cản tương tự khác của pháp luật. Đó là các Ngành, nghề cấm kinh doanh; Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định theo quy định của Luật Doanh nghiệp; đó còn là Lĩnh vực cấm đầu tư và Lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư.

Với nhiều quy định tương tự nhau, với cùng một mục đích, nhưng câu chữ, hình thức lại khác nhau trong nhiều đạo luật và nghị định, đã gây ra sự khó hiểu, thiếu thống nhất, thiếu rõ ràng và là một khó khăn không nhỏ cho các thương gia. Ví dụ, quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại và Luật Doanh nghiệp đều có những nội dung như nhau về việc cấm kinh doanh các loại pháo, hay kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhưng chúng lại khác nhau ở chỗ, văn bản này thì gọi là “hàng hoá, dịch vụ” cấm kinh doanh, còn văn kia thì lại gọi là “ngành, nghề” cấm kinh doanh. Vậy đó là một hay hai loại cấm?

Vì vậy, giới doanh nhân mong muốn có một Nghị định của Chính phủ điều chỉnh toàn diện về tất cả các lĩnh vực cấm và hạn chế trong đầu tư, kinh doanh nói trên. Hiện nay Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12-6-2006 chỉ ban hành kèm theo 3 Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, Hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh và Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo Luật Thương mại. Đồng thời, danh mục ngành, nghề, hàng hoá, dịch vụ, lĩnh vực cấm, hạn chế và đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định để đầu tư, kinh doanh cần được cập nhật thường xuyên để ai ai cũng có thể biết được, chứ không chỉ đưa vào danh mục ban hành kèm theo Nghị định như hiện nay. Vì đã xác định là một phần của Nghị định thì danh mục này phải sau nhiều năm mới được sửa đổi, bổ sung, trong khi các nội dung liên quan lại được trích xuất từ hàng trăm đạo luật và nghị định lại thay đổi, thêm bớt, điều chỉnh liên tục qua năm tháng.

 

Tên bài và đồ thị được trình bày thành nội dung chủ đạo ở bìa 1

 

Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——

Bài viết đăng trong mục Tiêu điểm – Tạp chí Kinh doanh số 53/16-8-2010:

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,550