141. Ngay tình lợi lý.

(ANVI) – Của mua là của được, nhưng vô phúc, vô tình, vô bẫy mua nhầm tài sản từ người được bán hợp pháp mà hoá ra lại chẳng có quyền bán thì lại canh cánh nguy cơ mất tiền, mất công, mất sức và ức tới tận cổ, nhất là sự cố dồn đến tận công an, toà án.

Nếu là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì cứ yên tâm vì Bộ luật Dân sự 2005 xác định giao dịch của bên thứ ba vẫn có hiệu lực. Nhưng với loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì, giao dịch trong trường hợp này dính ngay vô hiệu, ngoại trừ 2 trường hợp: Mua bán qua bán đấu giá hoặc do bản án phân xử tài sản của Toà.

Cái rắc rối, chối tỷ là thế này: Khi mình mua thì người bán nó đàng hoàng đứng tên sở hữu trên giấy trắng, mực đen. Nhưng vướng víu ở chỗ trắng và đen bị đèn giời soi xét, rà quét, lật lại, sai đúng lùng nhùng gì đó, cho ra cái tuyên bố chung kết hết lý rằng, cha bán thực ra chả có quyền sở hữu. Tức cũng chẳng có quyền bán, hay nói cách khác, việc bán đó rõ là vô hiệu.

Bộ dân luật mới 2015 đã cứu người ngay tình: Nếu tài sản đã được đăng ký sở hữu cho người thứ nhất, sau đó được chuyển sở hữu cho người thứ 2 và người này mang ra giao dịch với người thứ 3, thì giao dịch sau chót này không bị vô hiệu. Như vậy, người thứ 3 nếu quả là vô tình ngay thẳng, thì phần thắng đã về ta.

Chủ sở hữu phải chịu mất đứt quyền đòi lại tài sản, mà chỉ có quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại với ai đó có lỗi. Cái khó nhất quả đất là ở chỗ, khi lỗi loại này lại hay thuộc các cơ quan nhà nước, thì có mà mơ ước được bồi thường.

Ngày 30-3-2016

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,641