143. Sai ly đi luật

Sai ly đi luật

Sai ly đi luật

(ANVI) – Bộ luật Hình sự là thứ luật duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt, quyết định sinh mạng của con người.

Từng câu chữ, chấm phẩy của Bộ luật nầy gắn liền với có hay vô tội, tống giam hay án treo, tăng nặng hay giảm nhẹ, thậm chí sống hay chết,… Từ tham ô, hối lộ, bán nước hại dân cho đến cướp, giết, hiếp, mại dâm, ma tuý. Những tù nhân thế kỷ như Nguyễn Thanh Chấn hay Huỳnh Văn Nén cũng là nạn nhân của Bộ luật này.

Bộ luật đầu tiên của đất Việt cũng là hình sự từ 1985. Bộ luật mới nhất được ban hành trong năm 2015, có 3 trọng tội về ma tuý lại bị chập dính trong 3 điều luật mới. Nôm na là vi phạm vào cái này thì xử tội theo khoản nọ, nhưng cũng chính điều đó, lại có thể xử tội theo khoản kia, với mức hình phạt nặng nhẹ rất khác nhau.

Nếu bám chặt luật, thì thật là gay, vì bất luận cái sai này do đâu cũng không được phép đính chính, dù với lý do tội lỗi của đồng chí đánh máy hay chữ chiếc nhảy phông. Văn bản đã đăng trên Công báo có giá trị như bản gốc. Theo Luật định, thì Quốc hội phải ban hành một đạo luật khác để sửa chữa mấy dòng này. Nếu không đi ngang về tắt, thì phải khẩn cấp lấp chỗ sai trong kỳ họp Quốc hội tới[1].

Mới thấy sản phẩm quan trọng và vai trò của Quốc hội lập pháp, cứ sai 1 ly, là đi 1 luật, hay chỉ sai 1 ly là đi 3 tội!

ANVI, ngày 13-4-2016

[1] Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

429. Bình luận về việc sửa đổi Luật Thuế...

Bình luận về việc sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. (Dự thảo Luật...

Phỏng vấn 

4.379. Áp thuế GTGT phân bón để đạt lợi ích...

Áp thuế GTGT phân bón để đạt lợi ích lâu dài cho ngành nông nghiệp. (PT) - “Nếu không...

Trích dẫn 

3.895. Kết quả đấu giá đất quận Hà Đông khiến...

Kết quả đấu giá đất quận Hà Đông khiến doanh nghiệp cũng hoang...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 228,715