015. Pháp luật “đánh đố” doanh nghiệp

(DĐDN) – Có 4 loại ứng xử của DN đối với pháp luật đó là bất tuân pháp luật, trốn tránh pháp luật, không biết pháp luật và tuân thủ pháp luật. Bất chấp, trốn tránh và không biết pháp luật đều sẽ phải trả giá. Nhưng còn một nguy cơ nữa là những DN hiểu biết pháp luật và mong muốn tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật đôi khi vẫn phải “dị ứng” với pháp luật – Đây là ý kiến của LS Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI.

Ông Đức đã chỉ ra gần chục điểm bất hợp lý của các văn bản pháp luật như: Điều 474 và 476 Bộ luật Dân sự 2005 quy định “lãi suất vay và lãi suất quá hạn không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản NHNN công bố (tức là không quá 0,94%/tháng trong cả năng qua). Điều quá phi thực tế và trái ngược với cơ chế thị trường này đã làm cho gần như 100% các hợp đồng vay vốn và thoả thuận về phạt chậm trả buộc phải phạm luật. Tuy nhiên, các ngân hàng đã kiến nghị đến cả năm trời vẫn không ra được một hướng dẫn phù hợp.

Theo Điểm b, khoản 1, Điều 130 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng tín dụng các bên phải nộp hồ sơ đăng ký thế chấp (dù chưa cần thiết) và bất luận thế nào cũng phải vượt qua cánh cửa công chứng để kịp “chuyến tàu” đăng ký thế chấp không bao giờ chạy.

Ngoài ra, cứ theo đúng khoản 3, Điều 93, Luật Nhà ở 2005, thì hợp đồng cho mượn nhà ở dù chỉ mượn 6 giờ đồng hồ cũng buộc phải công chứng, trong khi hợp đồng thuê nhà dưới 6 tháng không bắt buộc phải công chứng. Đây phải chăng là một trong những sơ suất ngoài mong muốn.

Theo quy định tại Điều lệ mẫu áp dụng cho các Cty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán, ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ – BTC của Bộ Tài chính, thì số thành viên của ban kiểm phiếu tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông không quá 3 người. Lấy ví dụ như một ngân hàng nhỏ của VN hiện nay với số vốn 1.000 tỷ đồng, bầu 10 thành viên, theo quy định bầu dồn phiếu thì sẽ có 1 tỷ phiếu bầu. Như vậy, với 3 người kiểm phiếu này không biết làm việc bao nhiêu ngày mới xong, chưa nói tới những DN lớn thành viên HĐQT tới hàng chục người. Đây là một trong những quy định phi thực tế…

Đồng tình với những bức xúc của ông Đức, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nhận định: Những quy định như vậy quả là đánh đố DN. Ông Lộc đưa ra một so sánh, chỉ một cán bộ tư pháp của một DNNVV như ông Đức cũng đã đưa ra tới cả chục điều bất hợp lý của các văn bản pháp luật. Vậy sự khập khiễng, thiếu đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn tới đâu? Từ so sánh này ông Lộc cho rằng, phương pháp xây dựng pháp luật của chúng ta vẫn chưa hợp lý. Quốc hội chỉ làm luật ở khâu cuối. Chúng ta đang thiếu cái nhìn qua lăng kính pháp lý.

Chính bởi những điều bất hợp lý này mà hiện nay những cán bộ pháp lý nói chung, những luật sư nói riêng khi xảy ra những tranh chấp pháp lý thường băn khoăn giữa “chạy hay cãi”. Thậm chí ông Lộc còn cho rằng, các luật sư đôi khi nghiêng nhiều hơn tới chữ “chạy”. Chúng ta cần phải xây dựng một văn hoá pháp luật trong DN, chứ không thể để văn hoá “phong bì” lấn lướt mãi.

Mặc dù, thời gian qua, đặc biệt là Quốc hội Khoá XI đã xây dựng được hơn 80 bộ luật và luật, bằng cả số lượng bộ luật và luật chúng ta xây dựng được của tất cả các khoá trước từ năm 1945. Tuy nhiên, cũng theo ông Lộc, chúng ta cần đổi mới quy trình xây dựng luật và các văn bản hướng dẫn. Những người trực tiếp là đối tượng áp dụng luật cần được tham gia xây dựng nhiều hơn, thiết thực hơn. Đặc biệt, chúng ta cần nội địa hoá các điều ước quốc tế chứ không thể để câu “nếu pháp luật VN có gì trái với pháp luật quốc tế thì áp dụng các điều ước quốc tế mà chúng ta đã ký kết” cứ ở khắp các văn bản pháp luật hiện hành…

Bá Tú

——————————

Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 20-4-2007:

(545/863)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.744. Tín hiệu tích cực của ngành bảo hiểm...

(DĐDN) - Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến tháng 3/2024, tổng tài...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.284. Hủy lệnh ngăn chặn giao dịch nhiều bất...

(TT) - Được bà Trương Mỹ Lan nhờ người đứng tên hộ, sau đó bất...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 209,809