150. Kinh phí phi lý.

(ANVI) – Doanh nghiệp sống, chiến đấu, lao động và học tập luôn vấp phải bài toán nan giải tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận.

Điểm mặt chỉ tên trăm ngàn khoản chi, doanh nghiệp chẳng sợ lớn nhỏ, to bé, nặng nhẹ, nếu là chi cần thiết, hợp lý, hợp tình, tính ra hiệu quả. Chi phí cho lao động thông thường thuộc loại không thể bỏ qua. Nhưng chi cho công đoàn của người lao động thì lại là chuyện khác. Luật Công đoàn 2012 ấn chốt bất biến doanh nghiệp phải nộp 1 khoản kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương. Nghị định mở chốt rộng hơn: Dù cho doanh nghiệp không có công đoàn, thì vẫn cứ ngoan ngoãn mà nộp đủ.

Công đoàn và doanh nghiệp đứng trên 2 trận tuyến, dẫu không đấu súng chiến trường thì cũng chả chung đường về lợi ích. Vậy, hà cớ gì lại bắt thằng doanh nghiệp phải đóng kinh phí duy trì hoạt động của ông công đoàn?

Đừng nói nộp kinh phí công đoàn để chăm lo cho đời sống của người lao động, vì doanh nghiệp đã trả lương thưởng, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế,… Trễ nải, chậm chân thì phải nộp phạt. Bớt xét, trốn tránh thì sắp phải ngồi tù.

Đã rất đồng tình với khoản đóng nộp 2%, thì dĩ nhiên phản ứng dữ dội khi nó vừa xuất hiện trong đề cử Top 30 quy định tồi nhất theo bình chọn sơ bộ của cộng đồng doanh nghiệp.

Ngày 01-6-2016

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,401