188. Bình luận Dự thảo thông tư liên tịch: Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm.

  1. (ANVI) – Về Phạm vi điều chỉnh (Điều 1): Nhất trí phạm vi điều chỉnh chỉ đối với việc xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng.
  2. Về Đối tượng áp dụng (Điều 2):

Đề nghị xem xét bổ sung các đối tượng sau:

– Bên thế chấp tài sản;

– Bên mua tài sản thế chấp;

– Bên giữ tài sản thế chấp;

– Bên có nghĩa vụ trả nợ;

– Tổ chức đấu giá, công chứng, cơ quan đăng ký thế chấp và đăng ký quyền sử dụng đất.

 

  1. Về việc hỗ trợ thu giữ tài sản bảo đảm của UBND và Công an (Điều 8):

 

– Khoản 1: Đề nghị thêm từ “ít nhất” vào trước 07 ngày, trong đoạn “Trước thời điểm thu giữ tài sản bảo đảm 07 ngày làm việc” để tránh việc hiểu sai là phải gửi đúng 7 ngày, không được gửi sớm hơn.

 

– Đề nghị giải thích rõ “trong thời gian người xử lý tài sản tiến hành thu giữ” là thế nào liên quan đến quy định tại khoản 3 “Đại diện Uỷ ban nhân dân và cơ quan Công an phải có mặt tại địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm trong thời gian người xử lý tài sản tiến hành thu giữ”.

 

– Đề nghị xem xét xử lý trường hợp phải tiến hành thu giữ lần thứ 2 trở đi do Bên có tài sản “thu giữ lại”

 

– Đề nghị quy định rõ trường hợp thu giữ tài sản thế chấp nhưng lại liên quan đến tài sản khác, như thu giữ nhà ở thì xử lý tài sản khác trong nhà như thế nào?

 

  1. Về việc Bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá (Điều 9):

– Đề nghị quy định rõ hơn cách thức tiến hành bán tài sản, để vừa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng xử lý tài sản, đồng thời tránh gây thiệt hại cho chủ sở hữu, dẫn đề khiếu kiện phức tạp, trong trường hợp không thoả thuận được giá bán.

 

  1. Về Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp (Điều 11):

Để tránh rủi ro cho các tổ chức tín dụng, đề nghị quy định rõ: Việc giải chấp được tiến hành đồng thời với thời điểm trước bạ, sang tên tài sản thế chấp có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.

 

  1. Về bố cục của Thông tư:

Thông tư phân chia thành 3 chương (Quy định chung, Xử lý tài sản bảo đảm và Điều khoản thi hành) là không hợp lý, vì không có cơ sở phân loại theo nhóm vấn đề, do đó toàn bộ nội dung chỉ tập trung trong 1 Chương 2. Hơn nữa, Thông tư chỉ có 13 điều ngắn gọn, không cần thiết phân chia thành các chương khác nhau.

Hà Nội 13-8-2013

—————–

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,615