195. Grab và Uber: Ứng xử cho loại hình kinh doanh mới.

(DĐDN) – Grab và Uber cùng trình đề án thí điểm triển khai ứng dụng công nghệ để quản lý và kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng lên Bộ Giao thông vận tải nhưng mới có một công ty được chấp thuận. Rõ ràng, lợi ích của mô hình kinh doanh này đã được kiểm chứng trong gần 1 năm qua. Vì vậy, điều có thiếu chỉ là khung pháp lý cho mô hình kinh doanh này.

Grab taxi đang là loại hình kinh doanh vận tải được nhiều người ưa chuộng

Cần hành lang pháp lý cho mô hình mới

Hoạt động của Grab taxi và Uber là mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, không trùng khít với bất kỳ loại hình vận tải hành khách nào đang được pháp luật quy định. Tuy nhiên, cũng không thể nói rằng đó là hoạt động trái pháp luật. Qua hơn 1 năm hoạt động, người sử dụng dịch vụ của cả Grab taxi và Uber thừa nhận đây mà loại dịch vụ an toàn, tiện lợi, tiết giảm chi phí. Đối với DN thì có khả năng kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh…

Hoạt động không trái luật

Trước tiên nói tới hoạt động của Grab taxi, đây thuộc ngành nghề “kinh doanh vận tải đường bộ” là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện kinh doanh là do pháp luật quy định và hoàn toàn thuộc trách nhiệm của Nhà nước, chứ không phải là trách nhiệm của DN. Nhà nước có thể quy định sớm hay muộn, với điều kiện rất chặt chẽ hoặc rất đơn giản. Khi nào Nhà nước ban hành điều kiện kinh doanh thì DN sẽ phải thực hiện. Theo Luật Đầu tư năm 2014, thì chỉ có Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được ban hành điều kiện kinh doanh. Do đó, không thể lấy lý do, vì Nhà nước chưa ban hành điều kiện kinh doanh thì DN phải dừng lại chờ.

Xét về bản chất cả Grab và Uber cùng là DN dùng công nghệ làm dịch vụ kết nối vận tải theo hợp đồng. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tài bằng xe ôtô: “Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải và người thuê vận tải”.

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa Grab và Uber là ở chỗ, Grab sử dụng xe có biển hiệu, biển số, đã đóng thuế… và công khai. Còn Uber sử dụng xe nhàn rỗi để tham gia vận chuyển. Để được thông qua, theo Bộ GTVT, các xe Uber phải đăng ký vào một DN vận tải hoạt động đúng luật, có thể kiểm tra bất cứ lúc nào và dễ dàng quản lý trên hệ thống.

Nếu xét về mặt công nghệ, các hãng taxi khác cũng có thể dùng công nghệ kết nối để gia tăng tiện ích cho hoạt động của mình. Còn ở góc độ công nghệ xuyên biên giới, thì đây cũng là một dạng cung cấp giải pháp công nghệ như Google hay Yahoo… Chỉ khác ở chỗ các dịch vụ đó có thu phí hay không. Nếu thu phí thì phải đóng thuế và việc kiểm soát thu thuế cũng không mấy khó khăn.

Dưới góc độ cạnh tranh, Nhà nước không những không ngăn cản việc đầu tư ít, thu lãi nhiều, mà còn khuyến khích tất cả mọi DN đầu tư vào sản phẩm mới, công nghệ cao, mang lại hiệu quả lớn. Luật Cạnh tranh cũng như quy luật kinh tế thị trường khuyến khích việc cạnh tranh đúng pháp luật. Qua cạnh tranh tất yếu có người thắng, kẻ thua, miễn sao người tiêu dùng, nhà đầu tư và cả nền kinh tế được lợi.

Giải pháp dành cho… nhà quản lý

Nhìn ở góc độ kinh doanh vận tải, mô hình Grab taxi là một loại hình “kinh doanh vận tải hành khách có điều kiện”. Vì vậy, nhà nước cần phải quy định về các điều kiện hoạt động để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng như tại khoản 1, Điều 7 về “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, Luật Đầu tư năm 2014: “1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Nếu mỗi hãng xe tổ chức gọi xe của hãng mình như Grap thì sẽ chỉ là tổng đài của họ. Nhưng với Grab taxi thì có 2 phần:

Thứ nhất là sự kết hợp chặt chẽ giữa phần mềm công nghệ thông tin và kinh doanh taxi, là sự hợp tác kinh doanh, là một mô hình kinh doanh.

Thứ hai, đang được cả Grab và Uber trực tiếp tổ chức kinh doanh và kết nối với cá nhân, không qua DN dịch vụ vận chuyển hành khách theo hợp đồng. Vì vậy, mô hình kinh doanh này không hẳn là dịch vụ kinh doanh taxi, cũng không hẳn là dịch vụ vận tài hành khách theo hợp đồng, theo cách phân loại hiện nay tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.

Do đó, nhà nước cần xem xét quy định thành một loại hình vận tải hành khách riêng. Tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh mới tiết kiệm chi phí, an toàn tiện lợi và tạo thêm giá trị gia tăng cho DN là đòi hỏi chính đáng của thị trường. Chính sách phải luôn thay đổi để bắt kịp với sự vận động của đời sống. Bên cạnh việc tạo hành lang pháp lý cho cái mới, chính sách cùng cần loại bỏ những cái cũ, lạc hậu. Đơn cử như một số quy định đã không còn hợp lý tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP. Điển hình là quy định về dịch vụ vận chuyển hành khách theo hợp đồng. Bây giờ không ai lại quản lý vận tải đường bộ theo cách quy định chi tiết đến cả ngày sinh người ký hợp đồng vận tải.

Đối với vấn đề biển hiệu, thực tế hiện nay ôtô kết nối công nghệ định vị có hai dạng có biển hiệu, phù hiệu, hộp đèn của các hãng taxi và loại không có biển hiệu. Mặc dù, có hay không có biển hiệu thì cũng không mang lại lợi ích gì đáng kể cho khách hàng. Tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho việc theo dõi, quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng và xã hội thì cần xem xét quy định về việc lắp đặt biển hiệu, phù hiệu riêng cho loại hình này.

 

Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——

Diễn đàn Doanh nghiệp (Doanh nghiệp) 05-12-2015;

http://enternews.vn/grab-va-uber-ung-xu-cho-loai-hinh-kinh-doanh-moi.html

 

GRAB VÀ UBER: ỨNG XỬ CHO LOẠI HÌNH KINH DOANH MỚI[1]

[1] Bá Tú tự biên soạn từ 1 bài báo và 1 bài tham luận.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,569