2.014. Chưa lựa chọn nhà băng và doanh nghiệp: Có tình trạng nhờn luật?

(ANTT) – Mặc dù Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng đã có hiệu lực gần 2 tháng qua, nhưng hiện tại một số sếp ngân hàng đang đồng thời là lãnh đạo tại các doanh nghiệp vẫn chưa quyết định.

Cuối năm 2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) đã chính thức được Quốc hội thông qua. Theo đó, bên cạnh nội dung quan trọng là cho phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt như 1 trong 5 phương án để tái cơ cấu với nhóm này, thì vấn đề về chức danh đối với các lãnh đạo ngân hàng cũng nhận được nhiều sự quan tâm.

Điểm mới trong Luật sửa đổi được Quốc hội đã thông qua sẽ cấm Chủ tịch, Tổng giám đốc ngân hàng làm lãnh đạo công ty khác. Lãnh đạo hàng loạt ngân hàng sẽ phải thay đổi vị trí tại một trong hai đơn vị, hoặc ngân hàng hoặc doanh nghiệp nơi mình đang làm lãnh đạo kiêm nhiệm.

Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, trong đó nhiều điều khoản, quy định mới nhằm hạn chế sở hữu chéo cũng như ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay về sau.

Nhiều lãnh đạo ngân hàng sẽ phải lựa chọn vị trị hoặc ngân hàng hoặc doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, các lãnh đạo trong Ban điều hành nắm giữ vị trí Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng cũng không được đồng thời là thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng. Bản thân Phó Tổng giám đốc và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng cũng không được đồng thời là Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có một số lãnh đạo thực hiện theo Luật sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng đã được thông qua. Còn rất nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp hiện vẫn chưa rõ ràng hoặc tiếp tục công việc tại các doanh nghiệp hoặc ”ghế nóng” Chủ tịch/Tổng giám đốc của nhà băng, chẳng hạn như ông Vũ Văn Tiền (Chủ tịch HĐQT ABBank và Geleximco), ông Đặng Khắc Vỹ (Chủ tịch HĐQT VIB kiêm Chủ tịch Công ty Mareven Food Holdings), bà Nguyễn Thị Nga (Chủ tịch HĐQT SeABank và Chủ tịch Tập đoàn BRG cùng nhiều công ty khác), bà Lê Thị Băng Tâm (Chủ tịch HĐTQ HDBank và Vinamilk), ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch HĐQT Techcombank và Masan),……

Điểm chung giữa họ đều là cổ đông sở hữu lượng lớn cổ phiếu ở ngân hàng.Tuy nhiên, thực tế là không còn điều hành nhưng dù lựa chọn ngân hàng và không còn là lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, nhưng thực chất chủ sở hữu hay thương hiệu doanh nghiệp vẫn “thuộc về” các sếp lớn này. Nhiều người trong số họ cho biết sẽ vẫn là những người cố vấn, là người giám sát từ xa của doanh nghiệp.

Liệu có tình trạng nhờn luật?

Theo luật sư – chuyên gia Trương Thanh Đức nhận định, khi thực hiện việc luật sửa đổi thì phải có lộ trình. Sẽ phải mất thời gian cho các trình tự thủ tục bổ nhiệm, bãi nhiệm, thay đổi. Luật sửa đổi cho phép các ngân hàng và doanh nghiệp một thời hạn, ai thực hiện được ngay thì tốt nhất.

Nói về việc lãnh đạo doanh nghiệp từ bỏ vị trí lãnh đạo ngân hàng thì lợi ích của doanh nghiệp có suy giảm thì chuyên gia Đức cho rằng trên lý thuyết thì việc nào ra việc đó, không lợi dụng, không làm sai trái nhưng thực tế rõ ràng làm sai rất là nhiều vì có sự tận dụng, có sự mập mờ “sân sau sân trước”. Bản thân Luật được sinh ra để bịt các lỗ hổng vướng mắc, mập mờ trên thực tế.

Cũng trong thời gian vừa qua, đã xảy ra liên tiếp các vụ án liên quan đến sự mập mờ từ sự tận dụng chức vụ quan hệ với ngân hàng. Câu hỏi mà giới dư luận đang quan tâm việc thay đổi nắm các chức vụ quan trọng cả hai đơn vị ngân hàng và doanh nghiệp sẽ tạo nên sự kín kẽ hay không.

“Luật sửa đổi có tác dụng nhỏ, tác dụng xử lý để người ta toàn tâm toàn ý tập trung vào hoạt động của ngân hàng. Còn để ngăn chặn, để loại trừ thì không vì người ta cứ vi phạm, trước vẫn thế, giờ vẫn thế các vụ án ngân hàng đâu có vi phạm trực tiếp, đều vi phạm gián tiếp. Thực tế không ai cho vay đối tượng bị cấm”, luật sư Đức cho hay.

Điểm chung giữa họ đều là cổ đông sở hữu lượng lớn cổ phiếu ở ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế là không còn điều hành nhưng dù lựa chọn ngân hàng và không còn là lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp, nhưng thực chất chủ sở hữu hay thương hiệu doanh nghiệp vẫn “thuộc về” các sếp lớn này. Nhiều người trong số họ cho biết sẽ vẫn là những người cố vấn, là người giám sát từ xa của doanh nghiệp.

“Chủ yếu là quan điểm của nhà nước cần rõ ràng, giám sát, quản lý những lĩnh vực quan trọng để các vị trí lãnh đạo ngân hàng có thể toàn tâm toàn ý cho các hoạt động ngân hàng” – Luật sư, chuyên gia Trương Thanh Đức nhấn mạnh.

Hải Đăng


An ninh Tiền tệ (Ngân hàng) 01-3-2018:

http://antt.vn/chua-lua-chon-nha-bang-va-doanh-nghiep-co-tinh-trang-nhon-luat-228241.htm

(425/1.026)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,614