2.055. Làm sao để an toàn tiền gửi ngân hàng.

(CP) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trả lời phỏng vấn tại 16 Lê Hồng Phong ngày 22-3-2018. Phát trong chương trình Chính phủ và người dân ngày 23-3-2018, thời lượng gần 6 phút.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Chính phủ và Người dân) 23-3-2018:

http://media.chinhphu.vn/video/lam-sao-de-an-toan-tien-gui-ngan-hang-9593

—————

Đăng FB

Tiền liền với tuột.

Nguyên nhân mất tiền & giải pháp khắc phục.

Gần 6 phút chuyên mục “Chính phủ & người dân”, Cổng thông tin Chính phủ ngày 23-3-2018:

http://media.chinhphu.vn/video/lam-sao-de-an-toan-tien-gui-ngan-hang-9593

—————————–

Kịch bản

Chính phủ và Người dân:

Làm sao để an toàn tiền gửi ngân hàng?

Liên tiếp những vụ lừa đảo và nhiều chiêu trò khiến khách VIP mất tiền tỷ khi gửi tiền ngân hàng cho thấy đang tồn tại nhiều bất cập trong hoạt động rút – gửi tiền. Thời gian qua, dù cả ngân hàng lẫn giới chuyên gia đều khuyến cáo người dân cẩn trọng khi giao dịch nhưng sự việc vẫn xảy ra. Theo các chuyên gia ngân hàng, những vụ mất tiền thời gian qua đa phần đều chung đặc điểm: Xảy ra với các khách VIP. Và họ, do có chế độ được các ngân hàng chăm sóc đặc biệt từ các công đoạn gửi tiền, rút tiền cho đến nhận quà tặng, lãi suất nên họ đã chủ quan, thậm chí nhiều người còn tin tưởng tuyệt đối  vào những cán bộ ngân hàng họ có quen biết hay được giới thiệu mà bỏ qua những quy định, nguyên tắc thông thường. Đây cũng là “kẽ hở” của khách để những cán bộ suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, dụng tâm lừa đảo và… trục lợi. Và để làm rõ hơn những bất cập này của các ngân hàng, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc trò chuyện với luật sư Trương Thanh Đức về vấn đề này. Xin trân trọng cảm ơn luật sư đã dành thời gian trả lời phỏng vấn.

  1. Thưa luật sư, các vụ mất tiền gửi tại ngân hàng đã bộc lộ hàng loạt các thiếu sót, rủi ro của nhiều ngân hàng thương mại, theo ông mấu chốt của những vấn đề này nằm ở khâu nào?
  2. Có ý kiến rằng “Lỗ hổng ấy có thể là quy trình ngân hàng, có thể là việc thực hiện các quy định và quy trình nội bộ, cũng có thể là do đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng và cuối cùng là quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể cần chặt chẽ hơn nữa”. Ông nhận định thế nào về ý kiến này?
  3. Làm sao để các ngân hàng tăng cường quản trị và giám sát rủi ro để quản lý tốt hơn các giao dịch của khách hàng, tránh để khi khách bị mất tiền và kẻ lừa đảo kịp cao chạy xa bay thì phía ngân hàng mới nắm được thông tin, thưa ông?
  4. Với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì mức phạt đối với hành vi phạm tội này được quy định như thế nào thưa ông?

Bộ luật Hình sự

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g)97 (được bãi bỏ)

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b)98 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 000.000 đồng trở lên;

b)99 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn những thông tin mà luật sư vừa chia sẻ.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,409