2.238. Vụ khách Tây nghi bị xích lô trả lại tiền âm phủ: Khó xử lý!

(LĐ) – Dù khiến dư luận bức xúc trước hành vi lừa đảo trắng trợn, song theo luật sư, việc dùng tiền âm phủ trả lại cho khách du lịch chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính. 

Mới đây, mạng xã hội đã lan truyền đoạn video và hình ảnh về một vụ việc khiến nhiều người bức xúc, cặp du khách người nước ngoài đã dùng 3 tờ tiền âm phủ các mệnh giá là 500.000đ và 200.000đ trả cho tài xế taxi. Tuy nhiên, vị khách này cho rằng, số tiền này do một người lái xích lô khác đã trả lại cho họ khi sử dụng dịch vụ xích lô dạo quanh phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Theo đó, họ đã đưa 1.500.000 đồng để thanh toán khoản tiền 600.000 đồng nhưng sau đó bị trả lại số tiền 900.000 đồng toàn tiền âm phủ.

Liên quan đến vụ việc này, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật TNHH ANVI Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, nếu chứng minh được lời nói của du khách Tây là thật thì hành vi của người lái xích lô có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng do số tiền lừa đảo dưới 2 triệu đồng nên chỉ có thể xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ–CP với mức xử phạt 1-2 triệu đồng.

Cũng theo luật sư Đức, vàng mã là một sản phẩm thuộc diện thu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghị định 105 của Chính phủ ban hành ngày 21.6.2007 quy định cơ quan muốn in vàng mã phải đăng ký loại định in với Sở Thông tin – Truyền thông sở tại, tức là chúng ta không hề cấm in loại tiền này.

“Không cấm và không có quy định rõ ràng về việc này nên sự việc sử dụng tiền âm phủ để giao dịch mới xảy ra”, LS Đức nói.

Đây không phải lần đầu tiên vụ việc liên quan đến sử dụng tiền âm phủ để giao dịch được ghi nhận. Trước đó, những vụ việc khách tây bị taxi, xe ôm thối lại tiền âm phủ đã khiến cho nhiều người bức xúc.

Luật sư Đức cho rằng, một điểm dễ gây nhầm lẫn giữa tiền thật và tiền âm phủ là về thiết kế, kích cỡ và màu sắc. Tờ tiền thường có kích cỡ và màu sắc như thế nào thì tiền âm phủ cũng được làm theo na ná như vậy. Người Việt chúng ta có thể phân biệt nhưng với người nước ngoài, đặc biệt những người lần đầu sử dụng tiền Việt Nam, thì việc này không khác gì “đánh đố”. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bắt bẻ, xử lý những người sản xuất tiền âm phủ bởi lẽ trên mỗi tờ tiền âm phủ dù có làm giống thật đến đâu thì vẫn có dòng chữ “Ngân hàng trung ương địa phủ”.

Luật sư Đức cho rằng, dù không cấm in tiền âm phủ nhưng chúng ta cần phải có quy định rõ ràng hơn trong việc in tiền âm phủ giống như những quy định về làm tiền giả, ví dụ như nghiêm cấm mọi hình thức làm giống như tiền thật… Chỉ có quy định xử pháp rõ ràng và nghiêm minh thì mới có thể hạn chế những giao dịch lừa đảo trắng trợn như vừa qua. 

P.D-H.A

—————————–

Lao động (Pháp luật) 18-7-2018:

https://laodong.vn/phap-luat/vu-khach-tay-nghi-bi-xich-lo-tra-lai-tien-am-phu-kho-xu-ly-619371.ldo

(385/606)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,830