2.310. Hợp nhất để xây dựng trung tâm taxi chung (Bài 4): Khó tổ chức vận hành, hay vướng về quy định?

(VOVGT) – Do việc hợp nhất các hãng taxi là mô hình mới nên có ý kiến cho rằng, cơ quan quản lý cần có sự hướng dẫn để nó có thể hoạt động một cách hiệu quả.

Như các bài viết trước đã đề cập, việc hợp nhất một số hãng taxi thành trên địa bàn Hà Nội thành thương hiệu G7 taxi không chỉ tạo thuận lợi cho công tác quản lý giúp tăng sự bao phủ phương tiện, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mà còn dễ quản lý và đẹm lại lợi ích cho hành khách.

Tuy vậy, do đây là mô hình mới nên một số ý kiến cho rằng, cơ quan quản lý cần có sự hướng dẫn để việc hợp nhất này hoạt động một cách hiệu quả.

Cơ quan quản lý cần có sự hướng dẫn để việc hợp nhất các hãng taxi hoạt động một cách hiệu quả. 

Đề cập mô hình tham gia liên danh của các hãng taxi trên địa bàn Hà Nội để hình thành thương hiệu G7 taxi, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI (Hà Nội) cho rằng, do đây là hình thức liên danh để gọi taxi chung, quản lý điều hành chung nhưng pháp nhân vẫn độc lập.

Do vậy, trong trường hợp này, hệ thống pháp luật về cạnh tranh đã điều chỉnh đầy đủ.

Luật sư Trương Thanh Đức nói:

“Trong trường hợp này thì 100% không vi phạm gì vì 3 hay mấy hãng đó nhập lại thì cũng không bao giờ chiếm đến 30% thị phần trở lên, chưa nói đến thị phần nào nữa, thị phần Hà Nội hay thị phần cả nước, taxi công nghệ hay taxi truyền thống. Phải tính chung cả nước và tính chung taxi truyền thống và công nghệ”.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho rằng, việc sáp nhập, liên danh, liên kết doanh nghiệp đã có sự hướng dẫn từ các bộ, ngành liên quan. Nếu kết hợp để nó tốt hơn, để việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn và cung cấp dịch vụ tốt hơn thì cơ quan quản lý nhà nước phải quan tâm để tháo gỡ nếu mô hình này hoạt động có khó khăn.

Ông Nguyễn Tuyển, Phó trưởng phòng quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, việc liên danh giữa các hãng taxi cho ra đời hãng taxi G7 là hướng đi đúng. Trong dự thảo quy chế quản lý taxi trên địa bàn Thành phố thì Hà Nội đã hướng đến các đơn vị taxi phải có một app chung. Khi có một app chung của taxi Hà Nội thì người dân chỉ cần tra taxi Hà Nội là ra toàn bộ thông tin về taxi Hà Nội và hành khách gọi xe rất thuận tiện, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho taxi của Hà Nội:

“Mô hình này mới ra đời. Cái này cần nghiên cứu chiều sâu. Tuy nhiên, tôi nghĩ với văn bản pháp lý bây giờ, đặc biệt là khi nghị định sửa đổi về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô được ban hành và quy chế quản lý taix của Hà Nội ra đời thì công cụ pháp lý đó cũng đủ để quản lý. Với việc G7, các hãng có app chung thì rất tốt, đúng hướng. Chúng tôi vẫn có đầu mối quản lý là các đơn vị của họ”.

Dưới góc độ chuyên gia, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, việc tạo ra một sàn chung, một sân chơi chung là giải pháp hợp lý. Một trong những thách thức đối với vấn đề này là đảm bảo chất lượng dịch vụ một cách đồng đều.

Do vậy, ngoài việc quy định cụ thể hành lang pháp lý đối với loại hình dịch vụ cụ thể, cũng cần tăng cương năng lực quản lý của các chủ thể quản lý, từ các đơn vị quản lý chuyên ngành như Sở GTVT, thanh tra giao thông đến chính quyền địa phương, CSGT.

Nếu các đơn vị này hoạt động riêng rẽ hoặc phối hợp hạn chế thì hiệu lực thực thi pháp luật sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người dân, cần xác định rõ những quy chế, quy trình để làm sao hành khách nhận biết được dịch vụ đó, phản hồi về chất lượng dịch vụ đó. Đó chính là vai trò của cơ quan quản lý trong việc đề ra chính sách đối với mỗi loại hình dịch vụ.

Ông Trần Hữu Minh nói:

“Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, chúng ta có một trách nhiệm, có một sự mạng là dẫn dắt sự thay đổi. Đó là chức năng cực kỳ quan trọng của quản lý nhà nước. người dân đóng thuế cho cơ quan nhà nước không phải chỉ để thực thi pháp luật mà phải dẫn dắt sự thay đổi để hướng tới xã hội tốt hơn. Chính bởi vậy, cơ quan quản lý nhà nước hoàn toàn có thể tạo lập một môi trường mới thuận tiện hơn nếu chúng ta thấy cần khuyến khích phương thức vận tải đó”.

Các ý kiến cũng cho rằng, sự phát triển biến đổi mô hình của các doanh nghiệp đòi hỏi các cơ quan quản lý cần phải nhanh chóng xác định bản chất của vấn đề và qua đó rà soát các quy định của pháp luật để quản lý được đối tượng này.

Khi đã có hành lang pháp lý mới bàn đến việc huy động nguồn lực, bố trí trang thiết bị, thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của dịch vụ mới phát sinh.

——————

VOV Giao thông (Tin tức) 02-09-2018:

Hợp nhất để xây dựng trung tâm taxi chung (Bài 4): Khó tổ chức vận hành, hay vướng về quy định? – VOV Giao thông (vovgiaothong.vn)

(153/1.044)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,642