2.318. Dự luật Phòng chống tác hại của rượu bia

(QHTV) – Trao đổi cùng PGS, TS Ngô Trí Long tại tầng 11, 58 Quán Sứ, Hà Nội ngày Chủ nhật 09-9-2018. Phát trong Chương trình Câu chuyện hôm nay, Truyền hình Quốc hội từ 20 – 20h30 cùng ngày.

http://www.quochoitv.vn/Videos/cau-chuyen-hom-nay/2018/9/nhung-goc-nhin-ve-ten-goi-du-an-luat-phongchong-tac-hai-cua-ruoubia/226232

—————————–

KỊCH BẢN KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chủ đề: LUẬT PHÒNG CHỐNG TÁC HẠI RƯỢU BIA – PHÒNG GÌ? CHỐNG GÌ?

Thời lượng 30 phút – Phát sóng: 20h ngày 09/09

 

TTHAATNội dungHình ảnhNguồn
1.                   VTRTB­HÌNH HIỆU
2.                   MCMC#

Xin kính chào …

Khách mời chào khán giả

Để bắt đầu chương trình, mời QVVCB cùng 2 vị khách mời cùng theo dõi phần tổng hợp sau đây của chúng tôi về tình trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam.

 
3.                   VTRTB
(Hình văn bản) – Tại tờ trình số 738/TTr-BYT của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 24/7/2018, Bộ Y tế khẳng định: “Rượu, bia là thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển con người bền vững bởi những ảnh hưởng tiêu cực đến cả 3 khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế”.

(Cắt ảnh hiện chỉ đúng phần in đậm)

(Hình báo cáo WHO) – Minh chứng cho nhận định của mình, Bộ Y tế trích dẫn số liệu thống kê chưa đầy đủ trong báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, năm 2012, tại Việt Nam có 8,3% số trường hợp tử vong liên quan đến việc sử dụng rượu, bia.

Hình bệnh nhân trong bệnh viện – Cụ thể, 71,7% trường hợp tử vong do xơ gan ở nam và 36,2% trường hợp tử vong tai nạn giao thông ở nam là do sử dụng rượu, bia. 15% số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần là dành cho điều trị người loạn thần do rượu, bia.

Thứ trưởng Bộ Y tế NGUYỄN THANH LONG

 “Những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu bia ngày càng trần trọng đối với sức khỏe, kinh tế, xã hội, và việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết. Rượu bia là thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển của con người, sự phát triển bền vững đến cả 3 khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế”.

(Ảnh Tờ trình – Cắt nguyên văn in đậm) – Để làm rõ quan điểm về việc cần thiết phải ban hành Luật, Bộ Y tế cho rằng: “Bằng chứng từ các nghiên cứu thực tiễn cho thấy tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh qua các năm” thể hiện thông qua 3 tiêu chí:

(Hình người uống rượu, bia làm back – bắn text các tiêu chí)

(1)    Mức tiệu thụ lít cồn nguyên chất bình quân đầu người và ở nam giới

(2)    Tỷ lệ người dân có uống rượu, bia

(3)    Tỷ lệ người uống rượu, bia ở mức nguy hại

(Ảnh Tờ trình – Cắt nguyên văn in đậm)

Cụ thể, về mức tiêu thụ, nếu quy đổi tiêu thụ rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì “mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hàng năm theo số liệu năm 2014 của Tổng cục Thống kê là 4,4 lít; theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít”.

Tuy vậy, những số liệu này lại được cho là khác xa so với những số liệu của Bộ Công thương và Tổng cục Thống kê.

Cụ thể…..

(Hiện hình theo Bảng 1 – trang 4 Ý kiến HHBR ngày 20/8)

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Dân số Việt Nam tại cuối năm 2016 là 96.476.434 người. Trong đó, dân số trên 15 tuổi chiếm 70%, khoảng 72.357.326 người.

(Ảnh báo cáo Bộ Công thương 2017)

Theo báo cáo của Bộ Công thương, sản lượng bia năm 2016 là 4 tỷ lít, sản lượng rượu là 310 triệu lít. Như vậy, tổng lượng cồn nguyên chất sản xuất trong năm 2016 là 308 triệu 500 nghìn lít. Vậy, mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) năm 2016 là khoảng 4,26 lít (khoảng hơn một nửa con số do Tổ chức Y tế thế giới ước tính).

Trong phiên thẩm tra sơ bộ dự án luật này vào sáng ngày 30/8 do Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội chủ trì, thành viên Ủy ban và các đại biểu Quốc hội cũng đưa ra nhiều ý kiến về tình trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam.

Ông LƯU BÌNH NHƯỠNG

Ủy viên thường trực UB Về các vấn đề xã hội Quốc hội

“Sử dụng rượu bia là 1 trong những nguyên nhân làm gia tăng bất bình đẳng giới và bất công bằng xã hội. Tôi cho rằng câu này rất khủng khiếp. Chúng ta phải nói có sách mách có chứng. Gia tăng là từ lúc nào? Ở đâu, phải nói rõ vì đạo luật phải đảm bảo tính khoa học”.

Ông NGUYỄN THANH HIỀN

Ủy viên UB Về các vấn đề xã hội Quốc hội

“Rượu bia thúc đẩy nền kinh tế, giải quyết việc làm, nhưng đồng thời phải đảm bảo sức khỏe cho dân, đó là tính bền vững của vấn đề này, Chúng ta cần tiếp cận theo hướng đó”.

Dù còn nhiều ý kiến tranh luận về các con số thống kê về thực trạng sử dụng rượu, bia tại Việt Nam. Tuy vậy, các tác động tiêu cực mà lạm dụng rượu, bia gây ra cho các cá nhân, gia đình, nền kinh tế là không thể phủ nhận. Bởi vậy, việc ra đời một bộ luật nhằm kiểm soát tình hình lạm dụng rượu, bia trong xã hội là rất cần thiết ở thời điểm này./.

TRANH LUẬN VỀ TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA TẠI VIỆT NAM
4.                   VTRTBHÌNH CẮT  
5.                   TQTQCÂU HỎI CHO KHÁCH MỜI

1.      Ông đánh giá như thế nào về những con số thống kê vừa rồi về thực trạng sử dụng rượu, bia tại Việt Nam?

2.      Trong tờ trình về Dự án Luật, Bộ Y tế nhận định: “Rượu, bia là thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển con người bền vững bởi những ảnh hưởng tiêu cực đến cả 3 khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế”. Quan điểm của 2 vị khách mời về nhận định này như thế nào?

3.      Có thể thấy một thực tế, các nỗ lực của các tổ chức và cả chính bản thân các doanh nghiệp rượu, bia đã giúp cho tốc độ tăng trưởng ngành rượu, bia có xu hướng chậm lại. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam vẫn tăng lên qua các năm. Phải chăng, đã đến lúc chúng ta cần một văn bản quy phạm pháp luật cao để điều chỉnh thực trạng này, ngoài việc chỉ có những văn bản tuyên truyền, hướng dẫn?

 
6.                   MCMC# Thực tế khách quan đặt ra yêu cầu cần thiết một bộ Luật để kiểm soát những tác hại từ lạm dụng rượu, bia. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật. Đây cũng là điều tạo ra nhiều tranh luận trong các cuộc thảo luận lấy ý kiến về Luật do các tổ chức thực hiện. Để hiểu rõ hơn, mời QVVCB cùng 2 vị khách mời xem phóng sự sau.  
7.                   VTRTB(Hình văn bản – Hiện to phần in đậm) – Tại Điều 1 Bản Dự thảo 4 trình chính phủ ngày 16/8/2018, quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật nêu rõ: “Luật này quy định về biện pháp giảm mức tiêu thụ; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tác hại của rượu, bia và nâng cao sức khỏe của cộng đồng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống tác hại của rượu, bia”.

Thứ trưởng Bộ Y tế TRƯƠNG QUỐC CƯỜNG

“Tôi cho rằng, luật lần này. Tôi đề nghị đi sâu vào vấn đề nâng cao chức năng quản lý nhà nước của các bộ ngành để đảm bảo được giải pháp thực hiện”.

Ông TRẦN QUANG CHIỂU

Ủy viên thường trực UB Tài chính – Ngân sách Quốc hội

“Ý kiến của anh Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế thay mặt cơ quan soạn thảo hôm nay trình bầy. Ngay bản thân nội hàm cũng chưa thể hiện quan điểm của anh đưa ra. Luật mới chỉ nói đến phạm vi điều chỉnh nhưng đối tượng áp dụng là chưa có. Ai là đối tượng áp dụng thực hiện cái này?Một luật mà không có đối tượng nào áp dụng vào cả, thì hành vi xã hội điều chỉnh cho ai?”

Hình buổi thẩm tra sơ thẩm – Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, tại bản Dự thảo 4 ngày 27/8/2018 được đưa ra tại buổi…., Bộ Y tế đã bổ sung 2 khoản trong Điều 1 của Dự Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Cụ thể, khoản 2, khoản 3 Điều 1 Dự luật quy định:

“Luật này điều chỉnh đối với các loại rượu, bia từ 0 độ trở lên…”

“Luật này điều chỉnh đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia”.

Tuy vậy, nhiều ĐBQH nhận định quy định này là mơ hồ và không phù hợp.

Ông LƯU BÌNH NHƯỠNG

Ủy viên thường trực UB Về các vấn đề xã hội Quốc hội

“Khoản 2 các đồng chí nêu lệch hoàn toàn. “Luật điều chỉnh với các loại rượu bia”, rượu bia là vật vô tri vô giác thì điều chỉnh cái gì? Tức là luật hoàn toàn sai về đối tượng điều chỉnh. Nên thay vì xử lý mối quan hệ trực tiếp, trong đó phải kiểm soát đối tượng sử dụng, đối tượng lạm dụng thì luật lại quay mũi giáo đánh vào các chủ thể không có tội như nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà phân phối, nhà nước”.

Bà NGUYỄN THỊ KIM THÚY

Ủy viên thường trực UB Về các vấn đề xã hội Quốc hội

“Đây chúng ta đang nói đến bản thân của hàng hoá, tác hại của hàng hoá mà không phải là tác hại hành vi của con người sử dụng hàng hoá đó trong tiêu đề của luật”.

Bà LÊ THỊ NGUYỆT

Phó chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội Quốc hội

“Trên cơ sở quan điểm là luật này để điều chỉnh cái gì chứ chúng ta cứ phân tích theo kiểu vừa có lợi vừa có hại thì không thể ra được luật. Chúng ta cũng không nên đi quá sâu thiên về tác hại nhiều quá vì nó mâu thuẫn với thực tế hiện nay, đặc biệt là văn hoá uống rượu của chúng ta hiện nay thì rõ ràng rất khó”.

 (Hình văn bản – Hiện to phần in đậm) -Tại Tờ trình số 738/TTr-BYT gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 24/7/2018, Bộ Y tế cho biết: “Luật này tiếp cận dưới góc độ y tế công cộng nên chỉ điều chỉnh các biện pháp phòng, chống tác hại có liên quan chặt chẽ đến giảm cầu, giảm cung và giảm tác hại của rượu, bia; không quy định lại các biện pháp quản lý kinh doanh”.

Tuy vậy, các quy định trong bộ Luật lại xung đột với nhiều quy định trong nhiều bộ luật hiện hành.

Ông NGUYỄN NGỌC BẢO

Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội

“Theo tinh thần của cơ quan soạn thảo, Luật được tiếp cận dưới góc độ y tế công cộng và không tiếp cận theo góc độ thương mại. Tuy nhiên, trong các điều khoản cụ thể tại Dự thảo luật có rất nhiều điều liên quan đến Luật thương mại, Luật Quảng cáo và kể cả Luật xử lý vi phạm hành chính”.

Viện dẫn số liệu thống kê trong báo cáo “Nghiên cứu về sử dụng rượu, bia tại 6 tỉnh của Việt Nam” năm 2018 do PGS.TS Lưu Bích Ngọc, trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện, cho biết rượu, bia chiếm 99,7% thị phần đồ uống có cồn tại Việt Nam, Bộ Y tế khẳng định, Luật chỉ điều chỉnh đối với 2 sản phẩm rượu, bia là phù hợp với thực tiễn và khả năng quản lý hiện nay.

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc chỉ đích danh 2 sản phẩm rượu, bia có thể sẽ làm hạn chế sự đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất bia vào sản phẩm bia không cồn.

Ông NGUYỄN NGỌC BẢO

Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội

“Trong cái mục tiêu để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Làm sao để người tiêu dùng vẫn tiếp cận được với sản phẩm rượu, bia mà không có hại cho sức khỏe và uống có trách nhiệm thì phải khuyến khích các loại bia không có cồn. Nếu chúng ta hướng tới một tên gọi chung như thế này, thì các nhà sản xuất hướng tới từng bước sản xuất các sản phẩm bia thay thế thì khó có khả năng tiếp cận”.

Một bộ luật ra đời rất cần sự rõ ràng, chi tiết về phạm vi và đối tượng điều chỉnh. Chỉ có như vậy, mới có thể thực thi luật hiệu quả trong cuộc sống./.

 
8.                   VTRTBHÌNH CẮT  
9.                   TQTQ4.      Vừa rồi, chúng ta đã được nghe ý kiến của các bộ, ngành liên quan về đối tượng và phạm vi điều chỉnh của điều Luật này. 2 vị khách mời có đánh giá như thế nào về các điều khoản về phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia?

5.      Như trong phóng sự vừa rồi có đề cập. Trên thế giới đã xuất hiện bia không cồn và có ý kiến lo ngại việc chỉ đích danh rượu, bia sẽ tạo rào cản cho các công ty sản xuất rượu, bia trong việc hướng đến các sản phẩm không cồn. Quan điểm của 2 khách mời về vấn đề này như thế nào?

 
10.               MCMC# Thưa QVVCB, tên gọi của Luật không những tạo ra những tranh luận liên quan đến việc chỉ đích danh rượu, bia mà còn nằm ở việc có hay không để cụm từ “lạm dụng”. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng xem phóng sự sau.  
11.               VTRTBTháng 5/2010, Đại hội đồng y tế TG lần thứ 63 đã nhất trí thông qua nghị quyết về chiến lược toàn cầu nhằm giảm tác hại của việc sử dụng đồ uống có cồn ở mức nguy hại. Theo thống kê trên thế giới có khoảng hơn 100 quốc gia đã có nhiều quy định trong các luật liên quan hoặc ban hành từng quy định/luật riêng cho từng vấn đề liên quan đến rượu, bia. Trong đó: Thái Lan có Luật về kiểm soát đồ uống có cồn năm 2008; Luật của Mông Cổ, Luật kiểm soát đồ uống có cồn (cung cấp và tiêu thụ) của Singapore năm 2015, Lào từ năm 2014, Phần Lan có Luật mới năm 2017; Srilanka có Luật chung cho kiểm soát rượu, bia và thuốc lá, Pháp có Luật Loi Évin năm 1991; Lithuania có Luật kiểm soát chất có cồn; Campuchia đang xây dựng Luật phòng chống tác hại rượu bia; Scotland đã có các quy định về kiểm soát chất có cồn và mới bổ sung quy định về mức giá tối thiểu của đồ uống có cồn năm 2017; Nga đã ban hành luật về thời gian cấm bán rượu, bia năm 2017….

Có thể thấy, đa phần các nước đều dùng từ “kiểm soát” trong tên gọi của các quy định nhà nước có liên quan đến đồ uống có cồn hay rượu, bia.

Cụm từ “lạm dụng” đã xuất hiện trong tên gọi của Chương trình Quốc gia về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn theo Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần nói rõ đối tượng điều chỉnh trong tên gọi của Luật.

Ông GIÀNG A CHU

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

Chắc chúng ta chỉ muốn không lạm dụng thôi. Chứ còn muốn cấm là vấn đề khó khăn. Nên ta chỉ nói là kiểm soát được và văn hóa của mình vẫn được phát huy, nhưng anh không được lạm dụng rượu, bia”.

Ông ĐẶNG THUẦN PHONG

Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội

Rượu là vật vô tri vô giác, cái chính ta tập trung hành vi của con người lạm dụng để gây ra tác hại.

Bà NGUYỄN THỊ KIM THÚY

Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội

“Nếu là phòng chống tác hại rượu bia thì như thế nào. Rượu bia khác với thuốc lá. Thuốc lá chắc chắn là hại, nhưng rượu bia thì lạm dụng, sử dụng nhiều thì nó mới là hại chứ ko phải cứ rượu bia là hại.”

Bà LÊ THỊ NGUYỆT

Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội

“Tên gọi của luật chúng ta nên đi theo hướng là tác hại của việc lạm dụng rượu bia thì ta cũng sẽ có những cơ sở để dễ viết hơn.”

Ông NGUYỄN ANH SƠN

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương

“Bên bộ công thương đã nhiều lần đề nghị phòng chống là phòng chống lạm dụng tác hại. Ở đây phải có chuyện lạm dụng. Đến ngay cả Bộ ý tế cũng nói là uống 1 chút rượu vang là có lợi.”

Ông TRẦN HỮU MINH

Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

“Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các giải pháp để kiểm soát việc lạm dụng rượu bia. Về cơ bản phần lớn các quốc gia phát triển đang cho phép ở 1 ngưỡng nhất định. Đó là quan điểm rất hài hoà và khả thi.”

Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp sản xuất bia rượu nhiều lần kiến nghị với ban soạn thảo.

Ông MATT WILSON

Giám đốc Công ty Heineken Việt Nam

Luật nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thông qua thắt chặt quản lý hoạt động sản xuất và tiêu thụ các loại đồ uống có cồn trái phép; thay đổi nhận thức và hành vi lạm dụng đồ uống có cồn thông qua các hoạt động giáo dục, tuyên truyền và nhắc nhờ người tiêu dùng về hậu quả khi tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật do sản xuất kinh doanh đồ uống có cồn trái phép, lạm dụng đồ uống có cồn thông qua các chế tài….”

Báo cáo Tiếp thu và giải trình ý kiến của Thành viên Chính phủ đối với Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia số 819/BC-BYT ngày 16/8/2018 của Bộ Y tế khẳng định giữ nguyên tên gọi của Dự án Luật và cho rằng: “Tên gọi Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia hiện nay phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật, ngắn gọn, dễ hiểu với đa số người dân, phù hợp với đặc thù của Việt Nam và nhấn mạnh tính cảnh báo nguy cơ tác hại chính là từ rượu, bia”.

Ông NGUYỄN THANH LONG

Thứ trưởng Bộ Y tế

Chúng tôi nói về quan điểm xây dựng luật này. Thường chúng ta hay làm luật về khuyến khích, đầu tư, tạo sự phát triển về mặt kinh tế. Nhưng riêng luật này trên bình diện về mặt sức khỏe nên làm sao để luật ra đời để hành chế việc tiêu thụ rượu bia. Nếu chúng ta chỉ phòng chống lạm dụng, lạm dụng có nghĩa là đến giai đoạn nghiện thì đã quá muộn, nó phải phòng là chính.”

Một bộ luật muốn đi vào thực chất trong cuộc sống rất cần sự đơn giản, dễ hiểu cho các đối tượng điều chỉnh của Luật. Tuy vậy, việc cắt ngắn tên gọi dẫn tới làm thay đổi mục tiêu của bộ luật có thể tạo ra những hệ lụy không lường trước được./.

 
12.               VTRTBHÌNH CẮT 
13.               TQTQ6.      Chúng ta vừa theo dõi một số ý kiến về tên gọi của Luật. Quan điểm của 2 vị khách mời về tên gọi của Luật như thế nào?

7.      Bộ Y tế có nêu quan điểm bảo vệ tên gọi của luật là “ngắn gọn, dễ hiểu với đa số người dân”. Điều này có thực sự phù hợp khi chúng ta nói về một văn bản quy phạm pháp luật?

 
14.               MCMC

Đến đây, chương trình cũng xin được khép lại. Cảm ơn … tới tham dự chương trình.

Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại QVVCB ở các chương trình sau.

 
15.               VTRTBENDING 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.359. Trái phiếu doanh nghiệp, chưa kịp 'hồi' lại...

Trái phiếu doanh nghiệp, chưa kịp 'hồi' lại lo siết (TN) - Bộ Tài...

Trích dẫn 

3.844. Làm thế nào để nhận bồi thường bảo...

(NĐT) Làm thế nào để nhận bồi thường bảo hiểm do bão Yagi? (NĐT)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 222,670