2.386. Đổi 100 USD bị phạt 90 triệu: Theo Luật dân sự 2015, phạt anh Rê là sai luật!

Câu chuyện anh Nguyễn Cà Rê (Cần Thơ) đổi 100 USD bị phạt 90 triệu khi thực hiện tại một cửa hàng vàng Thảo Lực ở Cần Thơ

Theo đó, quyết định xử phạt do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ Trương Quang Hoài Nam ký nêu rõ lý do anh Cà Rê bị phạt tiền là do đã có hành vi mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Dù xử đúng luật song quyết định này nhận được nhiều ý kiến “phản đối” của dư luận và đã lên diễn đàn Quốc hội.

Bên hành lang Quốc hội sáng 26.10, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết ông đã giao cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơ quan phía Nam tiếp cận, kiểm tra hồ sơ của vụ việc ông Nguyễn Cà Rê (38 tuổi, ở phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bị xử phạt hành chính 90 triệu đồng vì đã đổi 100 USD để từ đó có tư vấn cho UBND TP Cần Thơ có hướng xử lý phù hợp.

Phạt là đúng hay sai?

Câu chuyện anh Rê đổi 100 USD bị phạt 90 triệu bỗng trở nên phức tạp hơn vì những bất cập trong câu chuyện áp dụng quy định pháp luật. Nếu chiếu theo Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng thì việc xử phạt anh Nguyễn Cà Rê là đúng theo quy định. Nhưng điều khiến dư luận sốc vì từ trước đến nay chưa có trường hợp cá nhân nào đi mua bán ngoại tệ tại tiệm vàng mà bị phạt nặng đến thế.

Trao đổi với Dân Việt, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, cho rằng mức độ xử phạt 90 triệu đồng cho hành vi đổi tiền 100 USD là quá nặng, bất hợp lý và bất công. Điều bất công ở chỗ khung xử phạt không tính theo giá trị, số lượng, tính chất, mức độ vi phạm và số lần tái phạm.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI

“Thực tế hiện nay có hàng triệu vi phạm, các giao dịch mua đổi ngoại tệ lên tới hàng triệu USD vẫn diễn ra mà các cơ quan chức năng không quản lý chặt chẽ. Trong khi đó, nếu người dân đổi 1 USD hay triệu USD vẫn áp dụng chung khung xử phạt từ 80-100 triệu đồng là điều bất hợp lý. Đối với cá nhân, việc đổi 1 USD hay 100 USD, xét về tính chất không nghiêm trọng bằng các hành vi khác như gây tai nạn giao thông, an toàn thực phẩm…”, luật sư Trương Thanh Đức phân tích.

Sửa pháp lệnh ngoại hối như thế nào?

Để những quy định về xử phạt đối với hành vi mua, bán trao đổi ngoại tệ trái phép, trước hết phải làm rõ và tách bạch từng con số, hành vi vi phạm và đưa ra khung xử phạt phù hợp để người dân được biết. Đó là điều thứ nhất cần thay đổi.

Ngoài ra, câu từ trong Nghị định cũng cần thay đổi cho dễ hiểu và phù hợp.

“Theo dõi báo chí trong vụ xử phạt anh Rê có thể thấy nhiều người dẫn những điều khoản không chính xác vì họ đọc Nghị định có hiểu nổi đâu? Điển hình nhất là có người lập luận về mặt câu chữ, như hành động giao dịch giữa anh Rê và chủ cửa hàng Thảo Lực là giao dịch “đổi tiền” không phải là “mua bán” trong khi đó luật chỉ phạt những giao dịch mua bán ngoại tệ trái phép, còn đổi thì phạt làm sao được. Đó là quan điểm chưa chính xác”, ông Đức cho biết.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, trong các lĩnh vực khác thì mua bán và trao đổi khác nhau, đến tiền ảo là bắt đầu có sự chấp chới trong các khái niệm này, nhưng đối với tiền thật không có sự khác nhau, không có sự phân đổi giữa đổi hay mua, bán. Hai giao dịch đó là một.

“Hiện nay Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 80 đến 100 triệu với hành vi mua, bán ngoại tệ tại nơi không được phép đổi ngoại tệ” với câu từ này có thể thấy ngay bản thân Nghị định cũng có sự mâu thuẫn. Cần phải chỉnh lại “phạt tiền từ 80 đến 100 triệu với hành vi mua, bán ngoại tệ tại nơi không được phép mua, bán ngoại tệ” ông Đức kiến nghị.

Đặc biệt, từ 1.1.2017 có 1 quy định cực kỳ tiến bộ trong bộ Luật dân sự nhưng lại gây “ngớ ngẩn” và làm cho hệ thống khác bị rung chuyển. Cụ thể, theo điều 2.2 của bộ Luật dân sự, mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản hay hạn chế quyền của người dân, pháp nhân của người dân thì phải bằng luật. Tức là pháp lệnh ngoại hối đã vô giá trị từ năm 2017.

“Như vậy, trường hợp anh Rê, UBND Cần Thơ cứ phạt theo Nghị định 96, nhưng nếu đối chiếu với Luật dân sự 2017 thì đã sai luật. Vì thế, cơ quan quản lý buộc phải sửa pháp lệnh ngoại hối thành luật thì mới phạt được. Đó là những nguyên tắc nhức nhối mà mọi người chưa pháp hiện ra hoặc biết nhưng không nói” ông Đức bình luận.

Trước đó, Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết Nghị định 96/2014/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đang nằm trong kế hoạch sửa đổi trong năm nay

——————

Dân Việt (Kinh tế) 28-10-2018:

https://danviet.vn/doi-100-usd-bi-phat-90-trieu-theo-luat-dan-su-2015-phat-anh-re-la-sai-luat-7777925150.htm

(755/1.098)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,902