2.418. Cần minh bạch các loại quỹ bình ổn.

(NDTV) – Đối thoại cùng PGD, TS Ngô Trí Long, MC Minh Anh, phát sóng ngày 21-11-2018:

Xem tại đây Truyền hình Nhân dân (Thương trường & Pháp luật):

https://m.nhandantv.vn/thuong-truong-va-phap-luat-c1074.htm

https://www.youtube.com/watch?v=ttu26XSXifU


———————-

Đăng FB

Quỹ vì giá cả.

Quỹ nói chung lắm thứ lung tung. Như Quỹ phòng chống lụt bão khác nào thuế, Quỹ cống công đoàn đóng thật oan ngược.

Còn Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đâu khác gì thuế VAT, thế nên bỏ đi thì tốt hơn. Nếu việc của Nhà nước, thu tất, thu đều như vắt chanh, thì tăng giảm giá cứ qua thuế, chi chác ổn định giá thì dùng ngân sách.

Truyền hình Nhân Dân, 30’ Thương trường & Pháp luật 21-11-2018 cùng PGS, TS Ngô Trí Long:

https://m.nhandantv.vn/thuong-truong-va-phap-luat-c1074.htm

! Mỗi ngày 1 luật !

——————–

Kịch bản

 

Trung tâm Truyền hình Nhân Dân                                                                 Phòng  Kinh tế

 

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN MỤC “THƯƠNG TRƯỜNG & PHÁP LUẬT” SỐ 19

Thời lượng: 30’; Phát sóng ngày 21/ 11/2018

STTNội dung: Cần minh bạch các loại quỹ bình ổnHình ảnhTL
1Hình hiệu Chuyên mục “Thương trường & Pháp luật”Hình hiệu15
2

 

Traner: Nghị định 84/2009 của Chính phủ quy định, các thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Quỹ Bình ổn giá này được lập và để tại doanh nghiệp được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá. Thông tư 234/2009 của Bộ Tài chính quy định mức trích quỹ là 300 đồng/lít (kg) của lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá cơ sở của thương nhân đầu mối. Ngày 3/9/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009. Nghị định mới có hiệu lực từ 1/11/2014. 2
3MC: Dẫn vào chương trình, giới thiệu khách mời và giới thiệu chương trìnhMC20
4Phóng sự 1:

Từ 15/12/2009, khi mua 1 lít xăng dầu, người dân và doanh nghiệp phải bỏ thêm 300 đồng để đóng góp vào Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo Nghị định 84/2009 của Chính phủ, số tiền này sẽ để tại doanh nghiệp – tức là các thương nhân đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Điển hình là giai đoạn từ ngày 22/10/2010 đến trước 10 giờ ngày 24/2/2011, theo liên Bộ Tài chính – Công Thương, Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được huy động để bình ổn giá xăng dầu trong nước khi giá trên thị trường thế giới tăng cao.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu sẽ chỉ được sử dụng quỹ này cho mục đích bình ổn giá xăng dầu nên tiền trích quỹ sẽ là “vốn chết”. Ai sẽ chịu trách nhiệm về hàng nghìn tỷ đồng vốn chết hàng tháng? Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không được hưởng lợi từ số tiền trích quỹ này trừ phi họ cố tình làm trái mang đi đầu tư, xoay vòng. Còn người dân cũng không được hưởng lợi gì, vì tính toán một cách tổng thể thì tổng số tiền chi phí cho nhu cầu xăng dầu của người dân vẫn không thay đổi. Về phía cơ quan quản lý sẽ phải vất vả với việc quản lý thêm một loại “tài sản nằm” trong doanh nghiệp là Quỹ bình ổn giá.

về bản chất, người tiêu dùng đã phải mua đắt giá xăng cho thời điểm trích lập quỹ, để rồi được trả lại số tiền đó nhờ mua xăng dầu với giá “rẻ” hơn khi xả quỹ. Dù thực tế người tiêu dùng, dù có thể hưởng lợi ích ít nhiều nhờ không tăng giá xăng dầu khi xả quỹ, song lại luôn chịu thiệt do phải tạm ứng nguồn vốn hoạt động cho quỹ, như kiểu cho vay không lãi. Rốt cuộc, dường như chỉ có DN xăng dầu luôn được bảo đảm lợi ích cả từ mức trích lợi nhuận định mức cũng như được nhiều hơn mất từ mọi hoạt động thu – chi quỹ bình ổn…

PV: Chuyên gia

Hình gạt

 

 

MC dẫn và đọc Off

 

 

 

 

5’

5Mục hiệu tiểu mục “Đối thoại Mục hiệu10”
 

6

Khách mời 1: TS. Phan Đức Hiếu

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

–       Quỹ bình ổn là như thế nào? Tại sao cần quỹ bình ổn?

–       Cơ chế quản lý quỹ?

–       Những vấn đề quản lý quỹ?

–       Tại sao người dân lo lắng sự minh bách của quỹ bình ổn?

MC và khách mời

Tranh luận kịch tính

 

10’

7Mục hiệu tiểu mục “ Phản hồi”  
8Phóng sự 2:

Quỹ bình ổn là cái gì? Trong khái niệm kinh tế thị trường gần như không có cái tên này?? Quỹ bình ổn là mắt xích của cái nhìn ngắn hạn, cũng là “mầm móng” của tiêu cực? Nhà nước càng “định hướng” và dùng công cụ quỹ bình ổn để “can thiệp” sâu thị trường sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề đầu cơ, gây bất ổn cho thị trường.

Về khái niệm bình ổn giá, theo Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, “Bình ổn giá theo tôi hiểu là giá không thay đổi, hoặc thay đổi rất ít. Nhưng tôi cũng có thể hiểu hàng hóa đang ở một mức giá cố định, được điều chỉnh nhảy vọt lên một mức cao hơn rồi giữ yên ổn một thời gian” .

Theo ý kiến của Tổng công ty xăng dầu quân đội, việc lập quỹ hiện nay chưa giải quyết bình ổn giá. Trái lại còn tạo lợi thế cho các doanh nghiệp tích tụ một số vốn từ quỹ trên để giảm vốn vay. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, dẫn đến độc quyền, tiêu diệt cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu…

Quốc hội từng đặt ra vấn đề việc lập quỹ bình ổn giá là vi phạm pháp luật, trái với pháp lệnh giá khi không có điều khoản nào cho phép thành lập. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng không nên tiếp tục sử dụng quỹ bình ổn giá. “Vừa rồi có ý kiến đề xuất lập ra quỹ bình ổn giá chứng khoán, rồi gần đây Bộ Công thương cũng tính lập ra quỹ dự trữ lưu thông.

Xét cho cùng, đây chỉ là biện pháp tình thế, không giải quyết được vấn đề. Hiện cơ quan nào cũng muốn thành lập quỹ dẫn tới loạn quỹ, triệt tiêu tính cạnh tranh, không theo tính thị trường.

Vì vậy, nên chăng để giá cả tự điều chỉnh theo thị trường, xem khả năng chịu đựng của người dân đến đâu để qua đó điều tiết.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng nên bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu. Qua đó để lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, giá xăng dầu trong nước diễn biến theo xu hướng chung của giá thế giới. Giá xăng dầu tăng cao thì người tiêu dùng sẽ trả ở mức cao và ngược lại, khi giá xăng dầu xuống thấp người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

Việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu khiến người tiêu dùng chịu thiệt thòi hơn được lợi vì bản chất là người tiêu dùng đang ứng trước cho quỹ. Bên cạnh đó, việc sử dụng quỹ bình ổn giá mang đậm tính can thiệp hành chính nên làm méo mó giá cả thị trường xăng dầu”

PV: Chuyên gia

MC4’
9Mục hiệu tiểu mục “Phản hồi” 10”
10Khách mời 1: TS. Phan Đức Hiếu

Khách mời 2: LS. Trương Thanh Đức

Câu hỏi:

–       Ngoài ra, quỹ này cũng dễ dẫn tới nguy cơ tiêu diệt sự cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu?

–       hiệu quả của quỹ bình ổn giá từ trước tới nay khi chưa có ai đánh giá, kết luận hiệu quả đến đâu?

–       Có hình thành cơ chế xin cho?

–       Cơ chế như thế nào đối với các loại quỹ bình ổn?

–       Quan điểm của chuyên gia và luật sư về quỹ bình ổn?

MC: 4’3
11MC: Dẫn kếtMc30’

Kịch bản: Vũ Tân

Quay phim máy lẻ:

MC: Minh Anh

Kỹ thuật hậu kỳ: Hữu Tú

     PHÒNG  KINH TẾ                                                                                                   LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM DUYỆT

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,603