(VNN) – Nhìn lại suốt quá trình lịch sử, kinh tế đất nước cứ khi nào phát triển là luôn gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, hoặc ngược lại. Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật ANVI góp ý cho Diễn đàn: Vì Việt Nam hùng cường.
LTS: Tuần Việt Nam mở Diễn đàn: Vì Việt Nam hùng cường với mong muốn thu hút những đóng góp của quý độc giả bằng những ý kiến, bài viết bàn về các giải pháp phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực nhằm khơi thông tiềm năng, cổ vũ niềm tin của cộng đồng vào tương lai Việt Nam.
Chủ đề đầu tiên của Diễn đàn “Vì Việt Nam hùng cường” là trọng tâm cải cách thể chế kinh tế, mời quý vị cùng theo dõi.
Một doanh nhân mới ở Úc về gần đây than phiền với tôi chuyện nộp thuế thu nhập cá nhân. Lần đầu tiên nộp thuế ở Úc, anh chỉ cần đọc hướng dẫn xong là khai một lèo rất đơn giản; còn ở Việt Nam anh chịu không làm được dù đã ở đây nhiều năm rồi. Trong công việc tư vấn luật hàng ngày, tôi gặp rất nhiều những câu chuyện tương tự.
Tôi là luật sư, suốt ngày đọc luật, tư vấn cho doanh nghiệp, thường xuyên tham gia xây dựng pháp luật mà trong nhiều trường hợp vận dụng luật pháp vẫn làm sai, nhiều khi không biết phải làm thế nào.
Chỉ riêng lĩnh vực thuế, đã có khoảng 50 hành vi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP hay chỉ trong lĩnh vực kế toán, đã có khoảng 90 hành vi có thể bị phạt theo Nghị định số 105/2013/NĐ-CP, trong đó có cả việc ký sai vị trí. Đó là chưa kể nguy cơ phạm tội hình sự với khá nhiều vi phạm về hóa đơn, chứng từ.
Nhìn lại suốt quá trình lịch sử, kinh tế đất nước cứ khi nào phát triển là luôn gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, hoặc ngược lại. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Vừa rồi, tôi đọc trên báo thấy nói gần như 100% doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra đều có vấn đề về thuế. Nhìn rộng ra nhiều quy định ở các lĩnh vực khác cũng vậy. Doanh nhân họ chỉ muốn chí thú làm ăn, chả ai dại gì vi phạm, nhưng nhiều quy định quá rối rắm, vô lý như vậy nên họ vẫn làm sai.
Ví dụ, Cục Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết có tới 20.000 định mức xây dựng cực kỳ lạc hầu vì dựa trên cơ sở công nghệ, máy móc, thiết bị cách đây 30 – 40 năm mà vẫn chưa được cập nhật thay đổi. Hay định mức đơn giá láng sàn chỉ có 16.000 đồng/m2 nhưng thực tế có khi phải trả 50.000 đồng, tức gấp 3 lần. Thế là họ phải bịa ra đủ thứ để hợp thức hóa chi phí đó.
Nhiều năm theo dõi các pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tôi nhận thấy những chuyện như trên chưa phải là duy nhất.
Ví dụ, Bộ luật Hình sự năm 2015 có tới 59 tội bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của người bị kết án, cao hơn 41 tội quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Trong số đó, đáng kể nhất là việc tịch thu tài sản được áp dụng đối với 16/46 tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế…
Một người có nguy cơ bị tịch thu toàn bộ tài sản nếu phạm vào những tội như tội lừa đảo; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội buôn lậu; tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội trốn thuế; tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng;…
Như vậy, một người chỉ cần phạm tội lừa đảo tài sản với số tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, hay bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền từ 50.000.000 đồng trở lên, đều có thể bị tịch thu toàn bộ tài sản để nộp vào ngân sách nhà nước.
Những quy định như vậy rất đáng lo lắng. Lẽ ra nên quy định, người phạm tội vi phạm đến đâu thì bị xử phạt đến đó, gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu; chẳng có bất cứ lý do gì quy định việc tịch thu toàn bộ tài sản khác không liên quan đến tội phạm. Hiến pháp đã khẳng định, quyền sở hữu của công dân phải được bảo vệ rồi cơ mà.
Tôi đã từng hỏi rất nhiều doanh nhân, xem họ có biết cái quy định nổi tiếng “người dân, doanh nghiệp được làm tất cả những gì pháp luật không cấm; còn Nhà nước chỉ được làm những cái gì mà luật pháp cho phép” được ghi cụ thể ở văn bản nào không? Ai cũng nói là hình như nó được ghi ở đâu đó, nhưng thực tế là không có văn bản nào ghi như vậy. Hiến pháp hay Bộ luật Dân sự (Điều 2.2) cũng quy định về quyền dân sự bao gồm quyền kinh doanh, quyền làm ăn buôn bán … nhưng không ghi cụ thể như vậy.
Điều này thể hiện rất rõ qua trường hợp Grab. Luật chưa có quy định thì doanh nghiệp lẽ ra phải được tự do làm ăn kinh doanh chứ, nhưng thực tế đâu có vậy.
Luật chưa có quy định mà doanh nghiệp cứ làm là họ đối diện với nhiều rủi ro, động tí bị quy là vi phạm, bị chế tài. Tôi liên tưởng câu trên như câu “tửu bất khả ép, ép bất khả từ” mà giới “tửu đồ” thường nói. Tửu bất khả ép, sao lại còn ép bất khả từ? Hai vế luôn mâu thuẫn nhau, không biết đâu mà lần.
Hiện nay cả nước mới chỉ có trên 500.000 doanh nghiệp, còn rất ít so với dân số trên 93 triệu người. Mấy năm gần đây số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập luôn vượt trên 100.000 mỗi năm. Nó cho thấy tinh thần kinh doanh, khao khát làm giàu trong dân là rất mãnh liệt, năng động.
Đây là kết quả rất đáng mừng. Trước đây chúng ta chỉ có một thành phần sở hữu, nay chuyển sang đa thành phần, thì kinh tế phát triển rất năng động, song còn dưới tiềm năng.
Tôi nêu ra những vấn đề như vậy để thấy, nếu gỡ bỏ được những rào cản đó thì khu vực doanh nghiệp sẽ còn phát triển tốt hơn biết bao nhiêu, người dân còn hồ hởi bỏ tiền ra kinh doanh hơn nữa.
Nhà nước, vì lẽ đó cần tiếp tục bỏ đi những rào cản, những quy định đang là rào cản cho sự phát triển của người dân, doanh doanh nghiệp.
Khi Nhà nước, hệ thống thể chế, luật pháp thân thiện, thì người dân an tâm bỏ tiền ra làm ăn kinh doanh; tăng trưởng mức 10% theo tôi là trong tầm tay. Trung Quốc lớn hơn mình nhiều, phức tạp hơn mình nhiều mà họ tăng trưởng cao gần 10% suốt 30 năm, có lý gì mà chúng ta không làm được như vậy.
Lan Anh
(1.298/1.298)
——————
Nhìn lại suốt quá trình lịch sử, kinh tế đất nước luôn phát triển gắn liền với doanh nghiệp tư nhân và ngược lại. Luật sư Trương Thanh Đức góp ý cho Diễn đàn: Vì Việt Nam hùng cường.
Một anh bạn mới sang Úc về than phiền với tôi chuyện nộp thuế thu nhập cá nhân. Lần đầu tiên nộp thuế ở Úc, anh chỉ cần đọc hướng dẫn là làm xong mọi thúe rất đơn giản; còn ở Việt Nam nhiều năm rồi anh vẫn chịu không làm được. Trong công việc tư vấn luật hàng ngày, tôi gặp rất nhiều những câu chuyện tương tự.
Tôi là luật sư chuyên nghiệp, suốt ngày đọc luật, tư vấn cho doanh nghiệp và thường xuyên tham gia xây dựng pháp luật mà trong nhiều trường hợp vẫn không chắc chắn, thậm chí nhiều khi không biết phải làm thế nào.
Chỉ riêng lĩnh vực thuế, đã có khoảng 50 hành vi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP hay chỉ trong lĩnh vực kế toán, đã có khoảng 90 hành vi có thể bị phạt theo Nghị định số 105/2013/NĐ-CP, trong đó có cả việc ký sai vị trí. Đó là chưa kể nguy cơ phạm tội hình sự với khá nhiều vi phạm về hóa đơn, chứng từ.
Vừa rồi, tôi đọc trên báo thấy nói gần như 100% doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra đều có vấn đề về thuế. Nhìn rộng ra nhiều quy định ở các lĩnh vực khác cũng vậy. Chẳng doanh nhân nào muốn phạm pháp, muốn gặp rắc rối với pháp luật, nhưng quá nhiều quy định rối rắm, vô lý khó tuân thủ và thậm chí đôi khi là không thể làm đúng.
Ví dụ, Cục Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết có tới 20.000 định mức xây dựng cực kỳ lạc hầu vì dựa trên cơ sở công nghệ, máy móc, thiết bị cách đây 30 – 40 năm mà vẫn chưa được cập nhật thay đổi. Hay định mức đơn giá láng sàn chỉ có 16.000 đồng/m2 nhưng thực tế có khi phải trả 50.000 đồng, tức gấp 3 lần. Thế là họ phải bịa ra đủ thứ để hợp thức hóa chi phí đó.
Nhiều năm theo dõi các pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tôi nhận thấy những chuyện như trên chưa phải là duy nhất.
Ví dụ, Bộ luật Hình sự năm 2015 có tới 59 điều quy định, người bị kết án có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Một người có nguy cơ bị tịch thu toàn bộ tài sản nếu phạm vào các tội như tội lừa đảo; tội buôn lậu; tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội trốn thuế; tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng;…
Như vậy, một người chỉ cần phạm tội lừa đảo tài sản với số tiền từ 2 triệu đồng trở lên, hay bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số tiền từ 4 triệu đồng trở lên, đều có thể bị tịch thu toàn bộ tài sản để nộp vào ngân sách nhà nước.
Những quy định như vậy rất đáng lo lắng. Ngoài quy định việc tịch thu khoản thu lợi bất chính cũng như tang vật, công cụ phạm pháp và phạt một số tiền nhất định, tức là người phạm tội vi phạm đến đâu thì bị xử phạt đến đó, gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu; thì chẳng có bất cứ lý do gì quy định việc tịch thu toàn bộ tài sản khác không thuộc hành vi tội phạm. Hiến pháp đã khẳng định, quyền sở hữu của công dân phải được bảo vệ rồi cơ mà.
Tôi đã từng hỏi rất nhiều doanh nhân, xem họ có biết nguyên tắc “người dân và doanh nghiệp được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm; còn cán bộ, công chức và cơ quan Nhà nước chỉ được làm những cái gì mà luật pháp cho phép” được ghi cụ thể ở văn bản nào không? Ai cũng nói là hình như nó được ghi ở đâu đó, nhưng thực tế là không có văn bản nào ghi như vậy. Hiến pháp, Luật Đầu tư hay Bộ luật Dân sự (Điều 2.2) cũng chỉ quy định là chỉ có luật mới được hạn chế quyền công dân, quyền dân sự, tỏng đó có quyền kinh doanh, quyền làm ăn buôn bán… nhưng không ghi cụ thể như vậy.
Điều này thể hiện rất rõ qua trường hợp Grab. Luật chưa có quy định thì doanh nghiệp lẽ ra phải được tự do làm ăn kinh doanh chứ, nhưng thực tế đâu có vậy.
Luật chưa có quy định mà doanh nghiệp cứ làm là họ đối diện với nhiều rủi ro, động tí bị quy là vi phạm, bị chế tài. Tôi liên tưởng câu trên như câu “tửu bất khả ép” nhưng lại có ngay câu đốp lại là “ép bất khả từ” trong Nho giáo. Tửu bất khả ép, sao lại còn ép bất khả từ? Hai vế luôn mâu thuẫn nhau, không biết đâu mà lần.
Hiện nay cả nước mới chỉ có trên 500.000 doanh nghiệp, còn rất ít so với dân số trên 93 triệu người. Mấy năm gần đây số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập luôn vượt trên 100.000 mỗi năm. Nó cho thấy tinh thần kinh doanh, khao khát làm giàu trong dân là rất mãnh liệt, năng động.
Đây là kết quả rất đáng mừng. Trước đây chúng ta chỉ có một thành phần sở hữu, nay chuyển sang đa thành phần, thì kinh tế phát triển rất năng động, song còn dưới tiềm năng.
Tôi nêu ra những vấn đề như vậy để thấy, nếu gỡ bỏ được những rào cản đó thì khu vực doanh nghiệp sẽ còn phát triển tốt hơn biết bao nhiêu, người dân còn hồ hởi bỏ tiền ra kinh doanh hơn nữa.
Nhà nước, vì lẽ đó cần tiếp tục bỏ đi những rào cản, những quy định đang là rào cản cho sự phát triển của người dân, doanh doanh nghiệp.
Khi Nhà nước, hệ thống thể chế, luật pháp thân thiện, thì người dân an tâm bỏ tiền ra làm ăn kinh doanh; tăng trưởng mức 10% theo tôi là trong tầm tay. Trung Quốc lớn hơn mình nhiều, phức tạp hơn mình nhiều mà họ tăng trưởng cao gần 10% suốt 30 năm, có lý gì mà chúng ta cũng không làm được như vậy.
Lan Anh
Tuần Việt Nam (Tiêu điểm) 26-11-2018: