2.462. Đổi tiền lẻ dịp Tết Nguyên đán: Ngân hàng nên thu phí tăng ngân sách, tránh lợi ích nhóm.

(TTVN) – Một thực tế diễn ra nhiều năm nay, trong khi các ngân hàng giới hạn việc đổi tiền lẻ, tiền mới dịp Tết Nguyên đán thì tại thị trường chợ đen, dịch vụ này rất nhộn nhịp.

Một thực tế diễn ra nhiều năm nay, trong khi các ngân hàng giới hạn việc đổi tiền lẻ, tiền mới dịp Tết Nguyên đán thì tại thị trường chợ đen, dịch vụ này rất nhộn nhịp. Ảnh minh họa

Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi (2019), nhu cầu đổi tiền lẻ đang rất lớn để lì xì, mừng tuổi đầu năm. Các loại tiền mệnh giá như 10.000 đồng, 20.000 đồng đến 100.000 đồng được đổi nhiều hơn vì phục vụ số đông người mừng tuổi, trong khi đó các loại tiền mệnh giá nhỏ từ 1.000 đồng, 2.000 đồng hay 5.000 đồng chủ yếu đi lễ chùa và công đức cũng được săn lùng.

Tại thị trường chợ đen, tùy theo từng thời điểm và từng năm, các loại tiền được quy đổi từ theo mức phí từ 10% đến 20%, 30%… tùy theo mệnh giá.

Hiện đa người dân tại các đô thị lớn vẫn đổi tiền lẻ theo các hình thức khác nhau qua kênh của ngân hàng với các doanh nghiệp, tổ chức, qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tổ chức trung gian tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, người thân, quen hoặc nhân viên, cán bộ ngân hàng.

Tại Hà Nội, phố đổi tiền lẻ, ngoại tệ lớn nhất vẫn là Hà Trung, mọi lúc và mọi thời điểm người dân vẫn đổi được tiền lẻ hoặc ngoại tệ tại các cửa hàng ở đây. Tuy nhiên, chỉ có một số cửa hàng được cấp phép thu đổi ngoại tệ.

Trên phố, khu vực Tràng Tiền – Đinh Lễ mọi năm vẫn tồn tại hình thức đổi tiền lẻ, ngoại tệ nhanh chóng với mức phí khá đắt đỏ từ 20% – 30%. Hoạt động giao dịch này hiện đã lặng xuống song các cò giao dịch tiền lẻ, ngoại tệ vẫn hoạt động tại đây.

Tại TP HCM, nhiều điểm chuyên đổi tiền lẻ phục vụ nhu cầu của người dân trên đường Hàm Nghi (quận 1), Ba Tháng Hai (quận 3), Lê Quang Định (quận Bình Thạnh), Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận)… đã hoạt động từ khá sớm.

Đa số các chủ dịch vụ cho hay thời điểm này lượng người đi đổi tiền lẻ, tiền mới nguyên seri bắt đầu nhiều hơn so với nửa tháng trước. Nguyên nhân là họ tranh thủ đổi tiền sớm bởi càng cận Tết, có thể sẽ khan “hàng”.

Trong khi thị trường chợ đen muốn khách muốn đổi “bao nhiêu cũng có” thì thời điểm này, các nhân viên ngân hàng lại than khó vì không có đủ tiền mới, tiền nguyên seri thuộc mệnh giá nhỏ để đổi cho khách.

Theo nhân viên ngân hàng việc đổi tiền bị hạn chế vì mỗi nhân viên chỉ có hạn mức được đổi tiền lẻ nhất định.

Tuy nhiên khi ngân hàng khán hiếm, thị trường chợ đen sôi động đặt ra câu hỏi, phải chăng vì việc đổi tiền tại ngân hàng không thu phí, trong khi nếu nhân viên ngân hàng vì lợi ích riêng mang hạn mức tiền lẻ của mình bán lại cho dân buôn tiền chợ đen để hưởng chênh lệch. Từ đó dẫn đến ngân hàng khan hiếm, chợ đen tập nập?

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, ngân hàng nên thu phí đổi tiền lẻ tăng ngân sách, tránh lợi ích nhóm.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trương Thanh Đức – Chuyên gia pháp lý tài chính ngân hàng cho rằng, về nguyên tắc không ai muốn in tiền mệnh giá thấp vì không đủ chi phí, ít sử dụng. Người dân đến ngân hàng giao dịch tiền vài chục triệu, vài trăm triệu họ chỉ muốn lấy mệnh gái 500.000 đồng không ai muốn nhận tiền mệnh giá thấp.

“Thế nên nếu không có tâm lý người dân Việt Nam sử dụng tiền lẻ mừng tuổi, đi lễ chùa thì ngân hàng không phát hành được tiền lẻ, rất may bao nhiêu tiền lẻ tiêu cung hết. Cuối năm khi nhu cầu tăng thậm chí đổi tiền lẻ còn vô giá, 30% thậm chí 50%”, Luât sư Đức cho biết.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, quan điểm nhà nước tiền nào cũng như tiền nào, ngân hàng không được thu phí, quan điểm đó nghe thì chuẩn nhưng không đúng với kinh tế thị trường.

“Thà rằng quy định thu phí vì không phải phát hành cho dân mà đây là đổi dịch vụ. Chính kẽ hở này trong bối cảnh cung cầu rất lớn nên dễ dấn đến lợi dụng, cán bộ ngân hàng giải quyết vấn đề thân quen, quan hệ, đánh đổi bằng tiền, đặc biệt kho quỹ chỗ có đầu mối làm kiếm phần trăm chênh lệch”, Luật sư Đức cho biết.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành chỉ thị về tăng cường các biện pháp bảo đảm trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019. Trong đó, Thủ tướng lưu ý đến việc đảm bảo các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết này.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 96, việc xử phạt đối với hoạt động không được phép thì đối với hoạt động đổi tiền lẻ có thu phí nếu bị phát hiện sẽ bị phạt 20 – 40 triệu đồng.

Hoàng Lâm/Sức Khỏe Cộng Đồng


Tin tức Việt Nam (Tài chính) 06-01-2019:

https://tintucvietnam.vn/doi-tien-le-dip-tet-nguyen-dan-ngan-hang-nen-thu-phi-tang-ngan-sach-tranh-loi-ich-nhom-55378

(258/1.027)

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,627