2.509. Cú đúp thủ tục hành doanh nghiệp

(ĐV) – Cùng một thủ tục đăng ký kinh doanh nhưng doanh nghiệp đã phải làm lại hai lần và phải mất hai lần tiền

Mới đây, khi chia sẻ trên trang cá nhân, LS Trương Thanh Đức có đề cập tới câu chuyện tận thu thủ tục. Theo vị LS, Nhà nước đã thu 100.000 đồng/lượt làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, lại còn thu thêm 300.000 đồng/lượt thủ tục công bố thông tin trùng một nội dung và cơ quan xử lý.

 

Cải cách ì ạch, doanh nghiệp thêm khó. Ảnh minh họa

Vị LS cho rằng, đó là một trong những cú đúp thủ tục và chi phí quy định tại các Điều 27, 28 và 33 của Luật Doanh nghiệp 2014, cần phải xoá bỏ trong Dự thảo sửa Luật Doanh nghiệp sắp tới.

Nói cụ thể hơn, LS Trương Thanh Đức cho hay, trước đây khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh doanh nghiệp sẽ phải công bố, công khai thông tin trên 3 số báo thuộc cổng thông tin điện tử địa phương và trung ương.

Sau này, quy định yêu cầu doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung về ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần…

Theo đó, công bố thông tin doanh nghiệp được hiểu là việc phòng đăng ký kinh doanh đăng tải các thông tin về đăng ký kinh doanh của mình lên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

“Vấn đề là khi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định nhưng vẫn phải thực hiện bước tiếp theo là khai báo thông tin, nộp phí để đăng các thông tin ấy trên Cổng thông tin cũng do Cục quản lý đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch Đầu tư chịu trách nhiệm.

Khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp đã phải mất phí là 100.000 đồng theo Thông tư số 130/2017/TT-BTC (trước đây là 200.000 đồng theo Thông tư số 176/2012/TT-BTC), nhưng lại phải tiếp tục mất thêm 300.000 đồng nữa (vẫn giữ nguyên 300.000 đồng và không giảm từ năm 2013 đến nay) cho việc làm thủ tục công bố thông tin để đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Như vậy là cùng một thủ tục đăng ký kinh doanh nhưng doanh nghiệp đã phải làm lại hai lần và phải mất hai lần tiền”, LS Trương Thanh Đức chỉ rõ.

Đây chính là cú đúp thủ tục đã được vị LS đề cập và cho rằng phải xóa bỏ.

Tuy nhiên, việc chẻ thành hai thủ tục hành chính như trên đang tạo cơ hội cho các bộ phận liên quan kiếm lợi, vì thế, một số người đã không muốn hoặc cố tình lờ đi, mà không muốn sửa đổi sửa đổi lần này. Ông Đức cho rằng, nếu không nhìn nhận một cách nghiêm túc, khi Dự thảo thông qua, rất có thể doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải chịu mất thêm một thủ tục và khoản phí vô lý này.

Doanh nghiệp mất thêm nhiều lần tiền

Nhận xét một cách toàn diện về kết quả thực hiện chủ trương cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính mà các bộ ngành, đặc biệt là Bộ công thương đã thực hiện thời gian qua, vị LS nói thẳng là chưa hiệu quả.

Ngoài ra, khi đề cập tới câu chuyện thực hiện cắt giảm điều kiện, thủ tục kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, ông Đức cho hay nhiều doanh nghiệp vẫn than phiền nhiều, gần như chưa có sự thay đổi.

Ông nêu ví dụ việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử. Chủ trương kêu gọi thực hiện đăng ký, khai báo kinh doanh điện tử nhưng vẫn yêu cầu doanh nghiệp phải mang bản khai giấy đến để đối chiếu thông tin. Đáng nói, nếu khai báo điện tử không trùng với khai báo giấy thì doanh nghiệp sẽ bị buộc sửa lại hoặc sử dụng thông tin theo bản giấy…

“Trên danh nghĩa nói là cải cách nhưng thực tế doanh nghiệp đang phải làm hai lần vừa làm thủ tục giấy vừa phải làm thủ tục qua điện tử, như vậy còn phức tạp, tốn kém, mất thời gian nhiều hơn”, ông Đức nêu.

Để chứng minh, ông nêu ví dụ, khi thủ tục bị sai dấu chấm hoặc dấu phẩy lập tức bị làm khó hoặc bị trả lại hồ sơ, yêu cầu sửa đi, sửa lại nhiều lần. “Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp muốn làm nhanh bắt buộc phải bỏ tiền làm dịch vụ. Như thế, doanh nghiệp vừa phải mất tiền làm thủ tục khai báo, lại mất thêm một khoản phí ngoài để bảo đảm kịp tiến độ thời gian. Nghĩa là doanh nghiệp phải mất thêm 2-3 lần tiền thì mọi việc mới xong”, vị này dẫn chứng.

Tiếp tục đề cập tới thủ tục một cửa, ông Đức cũng cho rằng ở khâu này cũng đang có vấn đề. Theo ông Đức, cán bộ bộ phận một cửa nhiều khi không có nghiệp vụ vì thế doanh nghiệp nộp hồ sơ là nhận bừa, không biết có hợp lệ hay không. Đến bộ phận thẩm định hồ sơ thì mới phát hiện hồ sơ không đạt tiêu chuẩn lúc đó mới quay lại trả doanh nghiệp, yêu cầu bổ sung, sửa chữa… cứ như thế, nhiều trường hợp hồ sơ bị ngâm tôm trong cả một thời gian dài làm mất thời gian, cơ hội lớn của doanh nghiệp.

Nhận xét một cách toàn diện về kết quả thực hiện chủ trương cắt giảm điều kiện đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính mà các bộ ngành, đặc biệt là Bộ công thương đã thực hiện thời gian qua, vị LS nói thẳng là chưa hiệu quả.

Về tư duy ngành Công thương vẫn giữ quan điểm độc quyền, chỉ bỏ những thủ tục đương nhiên phải bỏ còn những điểm mấu chốt không được xỏa bỏ.

Ông Đức cho rằng, nếu nói về kết quả thì chỉ nhận thấy kết quả duy nhất là ghi thêm được vào bảng “thành tích” trong thực hiện cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính (ví dụ như của ngành Công thương) chứ chưa mang lại hiệu quả thực tế đáng kể cho doanh nghiệp.

“Tôi lấy ví dụ, tại Luật doanh nghiệp, việc con dấu doanh nghiệp là cần phải bỏ hẳn việc có dấu và bắt buộc đóng dấu thì lại không bỏ mà chỉ dự kiến bỏ quy định doanh nghiệp phải thông báo trên mạng.

Con dấu công ty chỉ giúp tăng thêm sự nhận biết, không đem lại sự bảo đảm hay giá trị pháp lý cho giao dịch, và có thể bị làm giả một cách dễ dàng. Chưa kể, nếu tự khi khắc bên ngoài thì chỉ 200.000 đồng, trong khi “nhờ” cơ quan đăng ký kinh doanh thì mất 500.000 đồng. Do đó, phải xóa bỏ con dấu thì mới xóa bỏ dứt điểm được những tồn tại, bất cập hiện nay.

Như thế, nói là cắt giảm các điều kiện đầu tư, kinh doanh nhưng thực chất chỉ là cắt ghép cái này với cái kia, cái gốc, cái chính không sửa mà chỉ le ve cái râu ria ở ngoài”, LS Đức chỉ rõ.

Nhận định về nguyên nhân, vị LS cho hay, bản thân người đứng đầu các cơ quan, bộ ngành vào cuộc chưa thật sự quyết liệt, quyết tâm, chưa vượt qua được các rào cản lợi ích trong và ngoài bộ, ngành mình, nên không thể làm được.

Ông Đức cho rằng, yêu cầu cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, vì việc này không những sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho người dân, xã hội và cả nền kinh tế.

Quan trọng hơn, việc này còn nhằm khẳng định thêm thông điệp xây dựng một Chính phủ kiến tạo, Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp phát triển.

Lan Vũ (ghi)

————–

Đất Việt (Chính trị – Xã hội) 19-02-2019:

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/cu-dup-thu-tuc-hanh-doanh-nghiep-3374786/?paged=2

 (1.473/1.473)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,917