2.547. Đạm Phú Mỹ có “lạm quyền” biểu quyết “nuốt cá bé”khi bầu thành viên HĐQT…?

(HN) – Thành viên HĐQT của Đạm Phú Mỹ phần lớn là “người dầu khí” khiến các cổ đông nhỏ cho rằng có sự chi phối của “nhóm cổ đông lớn” dẫn đến không kiểm soát được chi phí, lợi nhuận giảm, gây thất thoát vốn Nhà nước và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông.

Bất thường trong công tác bầu thành viên HĐQT…

Ngày 10/01/2019 vừa qua,Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP (PVFCco) mã chứng khoán DPM (gọi tắt Đạm Phú Mỹ – Pv) đã tiến hành họp đại hội đồng cổ đông bất thường bầu lại thành viên HĐQT và bầu bổ sung 01 thành viên HĐQT độc lập, ông Lê Minh Hồng đã trúng cử thành viên HĐQT độc lập.

Thông tin được Đạm Phú Mỹ công bố, ông Lê Minh Hồng, nguyên là Phó tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt nam giai đoạn 2006 đến tháng 9/2017 ( nghỉ hưu từ tháng 9 năm 2017).

Trao đổi với phóng viên Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI (đại diện ủy quyền của một cổ đông nhưng không được vào tham dự – Pv) cho biết: Tại Khoản 2 Điều 151 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên HĐQT, thành viên độc lập HĐQT rất cụ thể (trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác) như:

“Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó”.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, ông Lê Minh Hồng trúng cử thành viên độc lập HĐQT không có gì là bất ngờ khi chắc chắn sẽ được số đông “người dầu khí” dùng quyền biểu quyết để bỏ phiếu.

Luật sư Đức cũng cho rằng: “Việc ông Lê Minh Hồng trúng cử thành viên độc lập HĐQT không có gì là bất ngờ khi chắc chắn sẽ được số đông “người dầu khí” dùng quyền biểu quyết để bỏ phiếu. Bởi ông Hồng nguyên là lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí (PVN nắm giữ hơn 60% cổ phần của PVFcco).Mặc dù luật không quy định rõ người từng làm việc cho Công ty mẹ, Công ty có vốn chi phối, trong 3 năm liền trước đó có đủ điều kiện là thành viên độc lập HĐQT hay không, nhưng việc ông Hồng từng là người của dầu khí thì vai trò “độc lập” để giám sát, minh bạch các hoạt động SXKD của Đạm Phú Mỹ, không những không tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư về tính độc lập, mà còn tạo ra hoài nghi sự ưu ái tăng thêm thu nhập hợp pháp cho người của tập đoàn đã nghỉ hưu. Minh chứng là toàn bộ người quản lý, điều hành, giám sát.. là người của dầu khí ”.

Một cổ đông cho biết. “Theo quan điểm cá nhân tôi với tư cách là một cổ đông tham gia đại hội bất thường của công ty Đạm Phú Mỹ, tôi thấy những thông tin đưa ra cho cổ đông chưa được thỏa đáng và chưa có sự thống nhất. Một vấn đề nữa là việc bầu lại HĐQT tôi thấy rất rời rạc, không theo nhiệm kỳ,tạo ra sự bất bình đẳng, đồng nghĩa là làm mất lợi thế cho những cổ đông nhỏ lẻ”.

Trong các nhiệm kỳ trước (2013 -2018) công tác bầu thành viên HĐQT của Đạm Phú Mỹ cũng có “bất thường” khi số lượng thành viên độc lập không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 13, Nghị định số: 71/2017/NĐ- CP khi số lượng thành viên HĐQT độc lập chiếm tỷ lệ 1/5. (Chỉ có 01 thành viên độc lập là ông Louis T.Nguyễn).

Phiên họp đại hội cổ đông bất thường của PVFCco đã bầu ông Lê Minh Hồng nguyên Phó tổng tập đoàn Dầu khí làm thành viên độc lập HĐQT.

Tại sao nhà đầu tư mất niềm tin…?

Mục tiêu của việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là nhằm huy động vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế…. Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp…đã được pháp luật quy định tại Điều 1 Nghị định 59/2011/NĐ-CP.

Từ khi Đạm Phú Mỹ được cổ phần hoá vào năm 2007, Nhà nước thông qua Tập đoàn Dầu khí (PVN) nắm giữ 60% cổ phần, 40% còn lại là do các cổ đông nhỏ lẻ khác. Mặc dù các quyết sách liên quan đến hoạt động SXKD của Đạm Phú Mỹ đều được thông qua cuộc họp của HĐQT, đại hội cổ đông, và được ban hành thành Nghị quyết để thực hiện.

Tuy nhiên trong mấy năm gần đây, báo cáo tài chính của Đạm Phú Mỹ lại thể hiện lợi nhuận sụt giảm với rất nhiều các chi phí đã được kiểm toán nhà nước nêu rõ là chi vượt mức quy định, chi không phù hợp… dẫn đến các nhà đầu tư mất dần niềm tin vào năng lực điều hành của HĐQQ. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân khiến một cổ đông là Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An ( Agrimex Nghệ An) kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan ban ngành về một số bất cập trong công tác bầu thành viên HĐQT,dẫn đến sự điều hành các hoạt động kinh doanh của Đạm Phú Mỹ chưa đạt được hiệu quả cao và chưa minh bạch trong chi phí.
Để tạo niềm tin cho nhà đầu tư, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng: “Nên có những thành viên HĐQT được ủy nhiệm từ 40% cổ đông, cùng tham gia giám sát, điều hành với mục đích cuối cùng là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, cổ đông được lợi, trong đó bao gồm cả cổ đông Nhà nước và các cổ đông nhỏ lẻ”

——————

Hòa nhập (Doanh nghiệp) 12-03-2019:

Đạm Phú Mỹ có “lạm quyền” biểu quyết “nuốt cá bé”khi bầu thành viên HĐQT…? (hoanhap.vn)

(336/1.101)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Luận cứ bào chữa cho 3 bị cáo vụ Tân...

Chuẩn bị 3 phương án hoàn toàn khác nhau: Phương án 1 là 1 mất 1...

Phỏng vấn 

4.281. Ông Trần Quí Thanh nhận thức hành vi của...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,478