(VTV3) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, tham gia trực tiếp tại S6 Café sáng VTV3 7h20.
VTV3 (Café sáng) 04-4-2019:
https://m.facebook.com/watch/?v=270055910563603
—————–
Sát phạt cao tốc.
Tình trạng phạm luật các loại giao thông rất trầm trọng, nhất là trên cao tốc.
Cấm & phạt đều có luật, như cấm cố định phương tiện, luồng tuyến; cấm tạm thời vì sự kiện, sự cố; cấm điều khiển khi uống rượu, vô phép,…
Còn cấm tiệt xe máy ở Thủ đô thì thẩm quyền phải luật của Quốc hội.
VTV3 Café sáng (không có cafe), 7’ trực tiếp 7h20 ngày 04-4:
https://m.facebook.com/watch/?v=270055910563603
! Mỗi ngày 1 luật !
KỊCH BẢN QUYỀN CỦA BẠN 04/04/2019 | |||
ĐƯỜNG CAO TỐC – ĐI ĐÚNG, LÀM ĐÚNG, CẤM ĐÚNG | |||
STT | NỘI DUNG | HÌNH ẢNH | GHI CHÚ |
2 | CLIP 1: TỔNG HỢP MỘT SỐ VỤ VIỆC VI PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC – Vụ quay đầu xe trên cao tốc; (1) – Ăn nhậu trên cao tốc; (2) – Vụ VEC cấm 2 xe vào đường cao tốc (3) | CLIP | 1′ |
1 | _ MC: Trên đây là những sự việc không mới, nhưng những vấn đề thì vẫn đầy tính thời sự. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng vẫn rất hữu ích khi nhắc lại. Luật sư Trương Thanh Đức có suy nghĩ như thế nào khi biết về những vụ việc trên? _ Chuyên gia (Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI) + Hành vi rất nguy hiểm ………. + Coi thường, bất chấp pháp luật …………………. | S6 lên text: Luật sư Trương Thanh Đức –Giám đốc Công ty Luật ANVI | 1′ |
3 | _ MC: Chế tài xử phạt với những hành vi như quay đầu xe hoặc ăn nhậu trên cao tốc? _ Chuyên gia: + Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc bị phạt 5 – 6 triệu đồng + Đi ngược chiều cao tốc bị phạt 7 – 8 triệu. Mức phạt quá nhẹ……………… (Bổ sung thông tin) Những Luật điều chỉnh về giao thông: – Luật Giao thông đường bộ – Luật Giao thông đường sắt – Luật Giao thông đường thủy – Luật Hàng không dân dụng – Bộ luật Hàng hải. | S6 lên text câu hỏi Led: Hình ảnh các luật & bộ luật | 1′ |
4 | _ MC: Về vụ VEC cấm 2 xe vào đường cao tốc, nên hiểu thế nào? _ Chuyên gia: 1. Trước hết, ta cần biết có những loại cấm nào? + Thứ nhất, cấm các loại phương tiện như người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô đi vào đường cấm, khu vực cấm; + Thứ hai, cấm sử dụng phương tiện như không có giấy phép lái xe, uống rượu lái xe, cấm hành hành khách đi máy bay; + Thứ ba, cấm các dạng hành vi khác như đi ngược chiều, đi quá tốc độ, chuyển hướng, sang đường không đúng vị trí. 2. Ai có thẩm quyền cấm, tại sao chủ đầu tư đường cao tốc không được cấm xe đi vào đường BOT? + Chủ đầu tư đường cao tốc chỉ có quyền không có xe không nộp phí hoặc không chấp hành quy về an toàn khi đi vào đường, còn không được cấm phòng ngừa những lần sau, vì vi phạm lần này không có nguy cơ mất an toàn lần khác; + Tài xế vi phạm, chứ phương tiện không vi phạm. Phương tiện bảo đảm an toàn thì không có lý gì không được tham gia giao thông. + Chỉ được cấm đi đường theo quy định của pháp luật. Đây là biện pháp hành chính, do cơ quan hành chính Nhà nước quyết định. Chẳng hạn, cấm hành khách bay trong ngành Hàng không là quyết định của Cục hàng không, chứ không phải của các hãng hàng không. —>>> Kết luận của luật sư về việc này: Lạm quyền do không nắm được quy định của pháp luật cơ bản trong lĩnh vực hoạt động chính của mình ………………….. | S6 lên text câu hỏi Led: Hình ảnh đường cao tốc | 1’30 |
5 | _ MC: Người dân làm thế nào để biết mình bị cấm làm những gì trên cao tốc? vì khi thì đặt biển cấm cố định, khi thì không có? _ Chuyên gia: + Cấm đường thường xuyên thì đặt biển cấm rõ ràng. + Cấm tạm thời như: Đưa đón khách đặc biệt, phong tỏa chữa cháy, đường không bảo đảm điều kiện lưu thông như bị sụt lở, lũ lụt,.. + Cấm tạm thời thì dùng các biện pháp đặt biển, báo hiệu, ngăn chặn tạm thời. + Về cơ bản đã cấm thì phải có biển, đèn, lệnh hay quy định cấm thì đều phải có tín hiệu cấm, có thể thể hiện bằng biển báo, đèn báo, tín hiệu khác điều khiển giao thông. + Riêng việc cấm sử dụng phương tiện như không có giấy phép lái xe, uống rượu lái xe thì là nghĩa vụ của người tham gia giao thông buộc phải biết. | S6 lên text câu hỏi | 1′ |
6 | _ MC: Rời khỏi cao tốc, chúng tôi muốn quay về nội đô với việc Hà Nội dự kiến cấm xe máy từ năm 2030 . Khá nhiều người còn băn khoăn. Vậy việc này nên được hiểu thế nào? _ Chuyên gia: + Mục đích là để chống ách tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường. + Đây là quy định hạn chế quyền tự do đi lại của người dân, vì vậy theo Hiến pháp và Bộ luật Dân sự 2015 thì phải thuộc thẩm quyền thì cần phải Quốc hội hoặc được Luật quy định cho phép. | S6 lên text câu hỏi | 1′ |
—————–
Dự kiến ban đầu
Cấm đi trong Luật giao giao thông
- Những Luật nào điều chỉnh về giao thông?
- Luật Giao thông đường bộ
- Luật Giao thông đường sắt
- Luật Giao thông đường thủy
- Luật Hàng không dân dụng
- Bộ luật Hàng hải.
- Có những loại cấm nào?
- Thứ nhất, cấm các loại phương tiện như người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô đi vào đường cấm, khu vực cấm;
- Thứ hai, cấm sử dụng phương tiện như không có giấy phép lái xe, uống rượu lái xe, cấm hành hành khách đi máy bay;
- Thứ ba, cấm các dạng hành vi khác như đi ngược chiều, đi quá tốc độ, chuyển hướng, sang đường không đúng vị trí.
- Ai có thẩm quyền cấm, tại sao chủ đầu tư đường cao tốc không được cấm xe đi vào đường BOT?
- Chủ đầu tư đường cao tốc chỉ có quyền không có xe không nộp phí hoặc không chấp hành quy về an toàn khi đi vào đường, còn không được cấm phòng ngừa những lần sau, vì vi phạm lần này không có nguy cơ mất an toàn lần khác;
- Tài xế vi phạm, chứ phương tiện không vi phạm. Phương tiện bảo đảm an toàn thì không có lý gì không được tham gia giao thông.
- Chỉ được cấm đi đường theo quy định của pháp luật. Đây là biện pháp hành chính, do cơ quan hành chính Nhà nước quyết định. Chẳng hạn, cấm hành khách bay trong ngành Hàng không là quyết định của Cục hàng không, chứ không phải của các hãng hàng không.
- Tại sao duy nhất ngành Hàng không được cấm bay mà không có quy định tương tự với các loại hình giao thông khác?
- Cấm đưa phương tiện vào lưu hành và điều khiển phương tiện giao thông thì tương tự như nhau
- Lĩnh vực khác không cần thiết, vì không đặt ra yêu cầu an toàn một cách đặc biệt, tuyệt đối như ngành hàng không, chỉ cần sơ sảy 1 chút là có thể dẫn đến thảm họa vô cùng nghiêm trọng.
- Người dân làm thế nào để biết được bị cấm, vì khi thì đặt biển cấm cố định, khi thì không có?
- Cấm đường thường xuyên thì đặt biển cấm rõ ràng.
- Cấm tạm thời như: Đưa đón khách đặc biệt, phong tỏa chữa cháy, đường không bảo đảm điều kiện lưu thông như bị sụt lở, lũ lụt,..
- Cấm tạm thời thì dùng các biện pháp đặt biển, báo hiệu, ngăn chặn tạm thời.
- Về cơ bản đã cấm thì phải có biển, đèn, lệnh hay quy định cấm thì đều phải có tín hiệu cấm, có thể thể hiện bằng biển báo, đèn báo, tín hiệu khác điều khiển giao thông.
- Riêng việc cấm sử dụng phương tiện như không có giấy phép lái xe, uống rượu lái xe thì là nghĩa vụ của người tham gia giao thông buộc phải biết.
- Việc cấm đăng ký xe máy có phải là cấm sở hữu xe? Nó giống và khác với việc cấm xe thế nào?
- Giấy chứng nhận đăng ký xe là đăng ký lưu không, không phải đăng ký quyền sở hữu. Do vậy, cấm đăng ký xe máy không phải là cấm đăng ký quyền sở hữu, nên không vi phạm pháp luật về quyền sở hữu tài sản.
- Tuy nhiên khi không được đăng ký lưu thông thì cũng gần như không được đăng ký quyền sở hữu và cấm đi đường đối với phương tiện đó.
- Như vậy, cấm đăng ký xe máy thì là cấm một phần, khác với việc cấm tất cả xe máy lưu thông trong một phạm vi nhất định, ví dụ như dự kiến cấm trong nội thành Hà Nội.
- Việc Hà Nội dự kiến cấm xe máy từ năm 2030 được hiểu thế nào?
- Mục đích là để chống ách tắc, tai nạn và ô nhiễm môi trường.
- Đây là quy định hạn chế quyền tự do đi lại của người dân, vì vậy theo Hiến pháp và Bộ luật Dân sự 2015 thì phải thuộc thẩm quyền thì cần phải Quốc hội hoặc được Luật quy định cho phép.
- Vi phạm quy định cấm đường thì xử lý thế nào?
- Xử phạt hành chính với các hình thức … và phạt tiền từ …
- Xử phạt hình sự đối với một số hành vi …