2.606. Đề xuất sửa luật để tránh ‘BOT hóa’.

(TTVN) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất dự án có quy mô vốn từ 1.200 tỷ đồng trở lên mới hấp dẫn nhà đầu tư, mới xứng đáng để đầu tư theo hình thức BT, BOT.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất dự án có quy mô vốn từ 1.200 tỷ đồng trở lên mới hấp dẫn nhà đầu tư, mới xứng đáng để đầu tư theo hình thức BT, BOT. Ảnh minh họa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý về 10 vấn đề trong xây dựng Luật PPP (Luật về hợp tác công tư). Luật PPP quy định dự án BOT, BT… dựa theo kinh nghiệm quốc tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh nghiệm quốc tế cho thấy quy định quy mô tối thiểu của dự án để thực hiện dự án theo hình thức PPP ở Canada là 100 triệu USD, Úc – Singapore là 50 triệu USD, Anh là 25 triệu USD, Nam Phi 1 triệu USD,…

Cũng có một số quốc gia không quy định hạn mức làm PPP như Hàn Quốc, Nhật, Ấn Độ, Philippines.

Từ đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra phương án, áp dụng quy mô dự án thiểu để đầu tư theo phương thức PPP. Theo đó, chỉ thực hiện với dự án từ 1.200 tỷ trở lên. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hạn mức 1.200 tỷ này căn cứ hạn mức thấp nhất của các dự án nhóm A theo phân loại tại dự thảo Luật Đầu tư công hiện tại.

Ngoài con số 1.200 tỷ đồng, một con số khác liên quan đến quy mô dự án tối thiểu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là 300 tỷ đồng.

Thực tế quy định quy mô dự án nào mới được gọi vốn BOT, BT là cần thiết. Tuy nhiên theo các chuyên gia cần phải quy định chặt chẽ hơn về nguồn vốn hiện có doanh nghiệp đầu tư BT, BOT để tránh việc “mỡ nó rán nó”.

Theo quy định hiện hành liên đến đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư BOT còn chưa hợp lý, thiếu chặt chẽ. Đơn cử như Khoản 2, Điều 10 Nghị định 53 quy định nhà đầu tư vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 20% tổng số vốn đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng và 10% đối với dự án trên 1.500 tỷ đồng, quy định này được cho là chưa thực sự hợp lý.

Dẫn đến chủ đầu tư dự án BOT đang sử dụng vốn theo kiểu “mỡ nó rán nó”, chỉ cần có quan hệ và khoảng 10% đến 15% vốn là có thể được giao dự án, còn lại thì vay vốn ngân hàng.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức – Chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng Chính phủ cho rằng, mong muốn của người dân doanh nghiệp hiện nay là phải giảm mức thu phí BOT, cân nhắc, tính toán lựa chọn dự án đầu tư theo hình thức BOT. Không phải ở tuyến đường nào, điều kiện nào cũng cho đầu tư BOT. Tuyến đường độc đạo mà đầu tư BOT là ép dân phải trả phí mới được quyền đi lại.

Trong tình hình hiện nay, để giảm mức phí BOT chỉ có cách nhà nước mua lại dự án rồi giảm mức phí hoặc miễn phí cho người dân, đây là cách chính phủ nhiều nước đã làm.

“Nhưng cái khó là chỗ ngân sách chúng ta đang “giật gấu vá vai”, tiền không có thì lấy đâu ra để mua lại”, Luật sư Đức cho biết.

Luật sư Trương Thanh Đức – Chuyên gia tham vấn thẩm tra các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Văn phòng Chính phủ. 

Luật sư Trương Thanh Đức cho biết, nguyên nhân dẫn đến mức phí BOT liên tục tăng do nhà đầu tư không có tiền phải vay với lãi suất cao tại ngân hàng.

“Vốn không có, nhà đầu tư BOT phải đi vay ngân hàng với lãi suất thương mại cao, do đó bên cạnh chi phí hoạt động, lãi doanh nghiệp nhà đầu tư phải chịu lãi ngân hàng. Chính áp lực lãi suất khiến chủ đầu tư BOT buộc phải có lộ trình tăng phí. Điều đáng nói là vai trò cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề này”, Luật sư Đức cho biết.

Muốn giảm mức phí BOT, theo Luật sư Đức phải làm từ gốc rễ chứ không phải để đến khi dự án làm xong mức phí cao mới tính đến việc mua lại như hiện nay.

“Quan trọng nhất phải làm sao chi phí đầu tư giảm thấp nhất, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính tốt, thiết kế thi công chuẩn không đội giá không phải làm đi làm lại. Giảm chi phí bảo hành bảo dưỡng, duy tu đường”, Luật sư Đức nói.

Để giải quyết “gốc rễ” này, theo Luật sư Đức cần phải có quy định tăng trần vốn tự có doanh nghiệp. Thay vì yêu cầu vốn tối thiểu 10% – 15% trong tổng số vốn đầu tư hiện nay, phải tăng lên 50%.

“Quy định hiện nay với dự án có mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng doanh nghiệp tối thiểu phải có 15% vốn tự có, tương tự với dự án có mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng yêu cầu phải có tối thiểu 10% vốn tự có.

Quy định là như vậy nhưng hiện nay vốn tự có tối thiểu thực tế là vốn tối đa có khi không đủ còn lại phải vay ngân hàng đến 90% theo lãi suất thương mại. Áp lực lãi suất khiến mức phí BOT phải cao và liên tục tăng. Để giải quyết vấn đề này nhà nước cần yêu cầu tăng vốn tối thiểu tự có từ mức 10% lên 50%, không đủ số vốn đó mời anh đi ra”, Luật sư Đức cho biết.

Hoàng Linh/Sức Khỏe Cộng Đồng


Tin tức Việt Nam (Tài chính bát động sản) 09-4-2019:

https://tintucvietnam.vn/bo-ke-hoach-va-dau-tu-de-xuat-sua-luat-de-tranh-bot-hoa-64534

(563/1.054)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,603