2.624. Sửa đổi Thông tư 43 – Liệu có hài hoà lợi ích các bên?

(NDTV) – Luật sư Trương Thanh Đức cùng Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiều luận đàm cùng MC, Tiến sỹ về sửa đổi thông tư về tín dụng tiêu dùng, phát trên Chuyên mục Luận đàm, Truyền hình Nhân dân ngày 27-4-2019.

Xem video 30 phút tại đây: Truyền hình Nhân dân (Luận đàm) 27-4-2019:

https://m.youtube.com/watch?v=V9Ge0vzVp3Y

————-

Đăng Facebook

Vay tiền ăn liền.

Bên vay không hay tiền ai, bên cho vay không biết ai cho vay.

Cho vay ngang hàng, ngày càng sôi động.

Nghe đồn có 3 công ty được cấp phép thí điểm.

Truyền hình Nhân Dân, Chương trình Luận đàm 30 phút ngày 27-4-2019- Sửa Thông tư 43, liệu có hài hoà lợi ích các bên?

https://m.youtube.com/watch?v=V9Ge0vzVp3Y

! Mỗi ngày 1 luật !

—————

Kịch bản:

Truyền hình Nhân dân (Luận đàm) 27-4-2019:

TRUNG TÂM

TRUYỀN HÌNH NHÂN DÂN

 

 KỊCH BẢN

PHÓNG SỰ

-Mã số: 01-KBTS/THND

-Ngày hiệu lực: 01-2-2015

-Lần sửa đổi:     02

Nguồn: Sản xuất mới

Tên tác phẩm: Sửa Thông tư 43: Liệu có hài hòa lợi ích của các bên?

Thể loại: Luận Đàm

Thời lượng: 30 phút

Phóng viên: Đinh Vũ Phương

Quay phim:

Đọc dưới hình:

Kỹ thuật dựng: Hoàng Huy

 

TTNội dungHình ảnhThời lượngGHI CHÚ
1Hình hiệu chương trình
2Clip 1:

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu tiến hành việc lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính.

Theo bản dự thảo mới này, có một số điểm sửa đổi đáng lưu ý và được dư luận cũng như các bên liên quan quan tâm:

Thứ nhất, yêu cầu công ty tài chính phải đảm bảo tổng dư nợ cho vay tiêu dùng giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay (giải ngân tiền mặt) không vượt quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính.

Thứ hai, công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng vay đối với khách hàng đã và đang vay tại công ty tài chính đó, được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo quy định nội bộ của công ty tài chính và không có nợ xấu theo kết quả phân loại nhóm nợ của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam đến thời điểm gần nhất tính từ thời điểm ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.

Có thể nhận thấy, động thái sửa đổi thông tư về cho vay tiêu dùng là tốt, với mong muốn đạt được những điểm tiến bộ, khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn, thể hiện sự quan tâm của Ngân hàng Nhà nước đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói chung và hoạt động của các công ty tài chính nói riêng. Xét ở góc độ mục đích sửa đổi Thông tư, những điểm mới trong dự thảo này mang ý nghĩa hạn chế giải ngân bằng tiền mặt nhằm giảm rủi ro cho tổ chức tín dụng, cho công ty tài chính đồng thời cũng hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Quy định này hỗ trợ trong việc quản lý rủi ro tín dụng trên toàn lãnh thổ và trên toàn hệ thống cho vay tín dụng.

Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng sửa đổi thông tư là hợp lý, là tất yếu nhằm kiểm soát rủi ro cho hệ thống, cho bản thân các công ty tài chính và cho khách hàng. Có ý kiến lại cho rằng việc sửa đổi có điểm còn chưa hợp lý, ví dụ như quy định chỉ cho vay các khách hàng đã và đang có dư nợ. Có những ý kiến lại nói rằng việc thay đổi là quá nặng nề với các công ty tài chính, hoặc có ý kiến lại cho rằng đi ngược với chủ trương đẩy lùi tín dụng đen.

Làm thế nào để hài hòa lợi ích của các bên liên quan, đó cũng là chủ đề của chương trình Luận Đàm ngày hôm nay.

Gạt chương trình

3Trường quay:

MC (PGS.TS Đinh Thúy Hằng) dẫn đầu:

Kính chào quí vị và các bạn!

Thưa quý vị! “Luận đàm” là một trong số các chương trình chính luận mới, được Truyền hình Nhân Dân tổ chức sản xuất và phát sóng trong năm 2019.

Chương trình ra đời với mục đích góp phần làm sáng tỏ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống. Từ đó, đem lại một cái nhìn có tính định hướng, góp phần hình thành những hành động xã hội, tích cực, xây dựng một Việt Nam hội nhập, “Dân giàu – nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ – văn minh”.

Trong chương trình Luận đàm hôm nay với chủ đề: “Sửa Thông tư 43: Liệu có hài hòa lợi ích của các bên?”, xin trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời:

Luật sư TRƯƠNG THANH ĐỨC, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Tiến sĩ NGUYỄN TRÍ HIẾU, Chuyên gia tài chính – ngân hàng.

Xin cảm ơn hai vị đã tham gia chương trình!

 

Câu hỏi:

– Hỏi ông Đức: Thông tư 43 bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017, đến nay sau 2 năm đã đặt ra vấn đề cần sửa đổi. Vì sao lại như vậy?

– Với bản dự thảo mới đã sửa đổi quy định về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, ông đánh giá thế nào về các thay đổi này?

– Hỏi ông Hiếu: Còn trên góc độ của ông Hiếu, ông nhận thấy các sửa đổi này như thế nào? (liệu có sự không hợp lý nào không?)

– Một trong những thay đổi đáng chú ý mà các ông có nhắc đến là hạn chế việc giải ngân trực tiếp cho khách hàng không quá 30% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng, điều này sẽ gây khó gì cho người tiêu dùng? Thưa các ông?

(Thói quan tiêu dùng của người dân Việt Nam, nhất là đối với các giao dịch nhỏ lẻ do các tiểu thương (không phải đăng ký kinh doanh) cung cấp, là trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt. Các nền tảng về thanh toán không dùng tiền mặt cũng chưa thể đáp ứng được các nhu cầu. Vì vậy, trên thực tế, đại đa số khách hàng của Công ty tài chính đều muốn nhận tiền mặt để chủ động hơn trong việc sử dụng vốn vay và cũng phù hợp hơn với nhu cầu nhận tiền của người bán hàng hóa, dịch vụ.)

– Trong số các sản phẩm cho vay tiêu dùng phổ biến hiện nay như thẻ tín dụng, cho vay mua trả góp, cho vay tiền mặt, thì rủi ro dẫn đến nợ xấu của việc cho vay bằng tiền mặt vẫn là lớn nhất. Vậy động thái siết cho vay tiền mặt có phải nhằm hạn chế nhược điểm này? Hệ quả của nó là gì thưa các ông?

MC dẫn chuyển:

Chúng ta vừa có một số phân tích và dự báo tương đối cụ thể về sự tác động của những thay đổi của Thông tư 43. Có thể thấy rằng chủ thể liên quan mật thiết đến Thông tư này là các Công ty tài chính và những công ty này đã hoạt động trong thời gian qua như thế nào, chúng ta sẽ thử tìm hiểu rõ hơn qua phóng sự sau.

4Clip 2:

Năm 2018, đây là năm đầu tiên Ngân hàng Nhà nước áp hạn mức tín dụng cho các Công ty tài chính giống Ngân hàng Thương mại truyền thống sau nhiều năm ngành này tăng trưởng bùng nổ.

Cùng năm, hạn mức tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Nhà nước dành cho 3 công ty tài chính lớn nhất vào khoảng 26%. Trong đó, FE Credit được phép tăng trưởng 20%, HD Saison và Home Credit vào khoảng 35%.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang khuyến khích các Ngân hàng Thương mại và Công ty tài chính mở rộng hoạt động tín dụng dưới nhiều hình thức bằng nhiều kênh và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng khoản vay để đáp ứng yêu cầu của người vay cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở các phân khúc của thị trường.

Mặc dù vậy, trong điều kiện hoạt động cho vay trả góp đang dần trở nên bão hòa với sự góp mặt một số công ty chiếm giữ thị phần rất lớn thì các Công ty tài chính mới ra đời muốn có thị phần cho vay tiêu dùng, buộc phải đẩy mạnh cho vay tiền mặt là sản phẩm mà khách hàng ưa chuộng hơn.

Với con số tăng trưởng hàng năm 55% đến 65% và dư nợ chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của nền kinh tế, đủ thấy tiềm năng rất lớn của thị trường tín dùng tiêu dùng Việt Nam.

Tuy nhiên, hệ lụy của việc vay tiêu dùng cũng không ít lần gây xôn xao. Giữa năm 2018, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết cơ quan này ghi nhận rất nhiều phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng về việc bị gọi điện, nhắn tin với mục đích đe dọa, nhắc nợ dù không vay nợ từ tổ chức, đơn vị liên quan. Đây là hệ quả của việc vay và cho vay khá dễ dãi, khiến nhiều người bị liên lụy dù họ hoàn toàn không liên quan.

Việc sửa đổi Thông tư 43 phải chăng sẽ buộc các công ty tài chính phải cân đối lại hoạt động cho vay của mình, cũng như chấn chỉnh tình trạng thu hồi nợ không đúng đối tượng đã diễn ra.

Gạt chương trình

5Trường quay:

MC đặt câu hỏi tiếp:

– Hỏi ông Hiếu: Theo ông những khó khăn lớn nhất mà các các công ty tài chính có thể gặp phải nếu như những sửa đổi của Thông tư 43 được thông qua là gì?

– Hỏi ông Đức: Dự thảo cũng nêu quy định: Công ty tài chính chỉ được giải ngân trực tiếp cho khách hàng đã và đang vay tại chính công ty tài chính đó, xin hỏi ông điều này có hợp lý?

– Có ý kiến cho rằng cơ quan quản lý siết hoạt động của các công ty tài chính có gây mâu thuẫn với chủ trương chống tín dụng đen bởi làm khó việc cho vay tiêu dùng chính thông sẽ đẩy khách hàng tìm đến tín dụng đen. Các ông nhận định thế nào về vấn đề này?

– Vậy theo các ông Thông tư cần điều chỉnh thế nào cho hợp lý, để vừa kiểm soát được rủi ro, vừa khuyến khích các công ty tài chính phát triển lại vừa góp phần đẩy lùi tín dụng đen?

MC dẫn kết:

Chân thành cảm ơn 2 vị khách mời đã tham dự cuộc trao đổi của chúng tôi. Thưa quí vị và các bạn. Chương trình Luận đàm với chủ đề: “Sửa Thông tư 43: Liệu có hài hòa lợi ích của các bên” hy vọng đã đem lại thêm những thông tin bổ ích, đa chiều, giúp quý vị và các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này. Cảm ơn quí vị và các bạn đã chú ý theo dõi. Xin kính chào tạm biệt.

6Bảng chữ cuối

 

BAN GIÁM ĐỐC                         LÃNH ĐẠO PHÒNG

 (Ký, ghi rõ họ tên)                            (Ký, ghi rõ họ tên)

BIÊN TẬP VIÊN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,614