2.627. Chia sẻ phí bảo hiểm khoản vay

(TBNH) – Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã liên kết với các công ty tài chính tiêu dùng để lồng ghép đưa vào thị trường những gói bảo hiểm người vay bảo vệ người vay vốn…

Đối với các khoản vay tiêu dùng phí bảo hiểm người vay được khuyến khích chia sẻ công bằng giữa bên vay và bên cho vay

Công ty Tài chính Tín Việt (VietCredit) vừa hợp tác với Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) triển khai sản phẩm bảo hiểm đối với người vay vốn tiêu dùng. Theo đó, từ ngày 15/10 tới đây tất cả các khách hàng cá nhân sử dụng thẻ của VietCredit phát hành và đồng ý tham gia bảo hiểm sẽ được VASS cung cấp gói bảo hiểm toàn diện với mức phí 5,5% trên khoản vay được phê duyệt.

Khi khách hàng gặp các rủi ro như: bệnh nặng, tai nạn, tử vong, bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, bị mất tích (có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)… sẽ được VASS chi trả toàn bộ số dư nợ còn lại. Ngoài ra, khi khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm người vay cũng sẽ được hỗ trợ thêm 10 triệu đồng nếu mua thêm gói bảo hiểm tai nạn cá nhân từ VASS.

Câu chuyện hợp tác giữa các công ty tài chính tiêu dùng và doanh nghiệp bảo hiểm, như trường hợp của VietCredit và VASS kể trên, đến thời điểm hiện nay không phải là hiếm gặp. Quan sát trên trường cho thấy, thời gian gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển khá mạnh, tuy nhiên rủi ro tiềm ẩn đối với các khoản vay này là không nhỏ khi mà người vay có thể mất khả năng chi trả do ốm đau, bệnh tật, hoặc giảm thu nhập, thậm chí là mất việc như trong đợt dịch Covid-19 vừa qua. Bởi vậy nhiều DN bảo hiểm đã liên kết với các công ty tài chính tiêu dùng để lồng ghép đưa vào thị trường những gói bảo hiểm người vay bảo vệ người vay vốn.

Đơn cử, Công ty bảo hiểm Bảo Minh năm ngoái đã ký kết hợp tác toàn diện với thương hiệu cho vay tiêu dùng Easy Credit của Công ty tài chính Điện lực, trong đó đưa ra sản phẩm bảo hiểm người vay vốn với mức bồi thường 100% giá trị khoản vay nếu gặp rủi ro mất tích, tử vong hoặc thương tật nghiêm trọng. Công ty cổ phần bảo hiểm OPES và Công ty tài chính Mirae Asset Việt Nam (MAFC) cũng đã ký hợp tác chiến lược và tung ra thị trường sản phẩm bảo hiểm người vay vốn tiêu dùng với các quyền lợi tương tự, áp dụng từ tháng 4/2020 tại trên 40 phòng giao dịch của MAFC.

Sản phẩm bảo hiểm khoản vay hay bảo hiểm sức khỏe người vay hiện nay không phải là một sản phẩm bắt buộc người vay vốn phải mua khi vay vốn tại các TCTD và các công ty tài chính tiêu dùng.

Theo tìm hiểu từ thị trường, hiện nay hầu hết cả gói bảo hiểm khoản vay được thiết kế mức phí khoảng 5-6% trên khoản vốn vay được TCTD phê duyệt. Tuy nhiên, số phí mua bảo hiểm khoản vay hoàn toàn do phía người vay chi trả nếu chấp nhận tham gia bảo hiểm. Theo một số tư vấn viên bán bảo hiểm, điều này là chưa công bằng giữa các bên tham gia bảo hiểm khoản vay. Bảo hiểm khoản vay là một quan hệ hợp tác để ngân hàng và doanh nghiệp tiết giảm được chi phí bán sản phẩm dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ. Hình thức bán chéo sản phẩm giữa ngân hàng và bảo hiểm nên được thiết kế theo hướng chia sẻ lợi ích, cả bên vay và bên cho vay đều tham gia đóng phí bảo hiểm để tạo ra chi phí lãi vay cho khách hàng thấp nhất.

Riêng đối với các khoản vay tiêu dùng ở các công ty tài chính, Luật sư Trương Thanh Đức (Giám đốc Công ty Luật ANVI) cho rằng, việc mua bảo hiểm khoản vay là cần thiết vì đây là các khoản vay không có tài sản đảm bảo, lãi suất vay khá cao so với lãi suất vay tiêu dùng ở ngân hàng và rủi ro trả nợ rất lớn.

Tuy nhiên, nếu khách hàng không tính toán kỹ, việc mua bảo hiểm cũng sẽ làm tăng đáng kể chi phí vay vốn đáng kể. Do đó, các công ty tài chính và các DN bảo hiểm cần có những hợp tác để tiết giảm chi phí cho người vay vốn mới hấp dẫn người tiêu dùng sử dụng dịch vụ kép.

Thạch Bình

—————————

Thời báo Ngân hàng (Dịch vụ ngân hàng hiện đại) 23-9-2020:

https://thoibaonganhang.vn/chia-se-phi-bao-hiem-khoan-vay-106716.html

(68/836)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.362. Việc bổ nhiệm quyền Tổng Giám đốc tại...

(VNB) Việc bổ nhiệm quyền Tổng Giám đốc tại VNG có bất thường? (VNB) -...

Trích dẫn 

3.855. Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi: Cần...

3.855. Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi: Cần hài hòa lợi ích để phát...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 223,142