2.639. “Không nhất thiết phải ban hành một nghị định riêng về Made in Vietnam”

(ENTERNEWS.VN) – Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng có thể sửa đổi hoặc ban hành mới nghị định về nhãn hàng hoá, trong đó có một chương về xuất xứ hàng hoá.

Bộ Công Thương vừa có Tờ trình kiến nghị Thủ tướng cho phép Bộ Công Thương chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam” (hay còn gọi là “made in Vietnam”).

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, hiện tại chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định các tiêu chí và điều kiện cụ thể để doanh nghiệp  xác định và thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa là “Sản phẩm của Việt Nam” hay “Sản xuất tại Việt Nam”. Trong khi đó, nhu cầu thể hiện xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo thông lệ quốc tế mới là rất cấp thiết. Sự hình thành các chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó có thể có nhiều nước cùng tham gia sản xuất một sản phẩm, đã và đang tạo ra những thay đổi trong cách ghi xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa.

Nghị định dự kiến quy định tiêu chí để xác định một hàng hóa nào đó là “sản phẩm của Việt Nam” hoặc “made in Vietnam”; quy định phương thức thể hiện nội dung sản phẩm của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa.

Nghị định cũng quy định nguyên tắc quản lý việc thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, chứng từ thương mại liên quan; biện pháp chống gian lận trong việc thể hiện sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cho rằng đề xuất này của Bộ Công Thương không phải là một sáng kiến mới mà thực chất là sự sửa sai quy định hiện hành tại điểm c khoản 1 Điều 10 về “Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá” và Điều 15 về “Xuất xứ hàng hóa”, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/7/2017 của Chính phủ về “Nhãn hàng hoá”.

Đây là một đề xuất tháo gỡ bế tắc, hay gọi thẳng ra đó là sự sửa sai cách tiếp cận vấn đề và quy định hiện hành. Việc dự kiến ban hành Thông tư về xuất xứ hàng hoá sản xuất và lưu thông trong nước trước đây là điều không thể và hoàn toàn không cần thiết”, ông Đức nhấn mạnh.

Theo quan điểm của ông Đức, trong quá trình xây dựng Nghị định cần giảm thiểu sự khác biệt về quy định xuất xứ hàng hoá xuất, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đây là vấn đề quan trọng cần phải lưu tâm vì quy định này góp phần tạo ra một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng thời giảm bớt sự khó khăn trong việc thực thi của doanh nghiệp và nhận biết của người tiêu dùng”, ông Đức nói.

Việc xây dựng các quy định về xác định Made in Vietnam được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp góp phần hạn chế tình trạng giả mạo xuất xứ.

Tiếp tục góp ý về những quy định của Nghị định này, ông Đức nhấn mạnh cái sai của nghị định này là chỉ quy định duy nhất “xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá”, mà không có trường hợp ngoại trừ “Đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hàng hoá đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá” như quy định tại đoạn thứ hai, Điều 17 về “Xuất xứ hàng hoá”, Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về “Nhãn hàng hoá” trước kia.

Cùng với đó, việc ghi xuất xứ hàng hoá vẫn tương tự như quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP hiện hành với các cụm từ: “Sản xuất tại Việt Nam”, “Chế tạo tại Việt Nam”, “Nước sản xuất: Việt Nam”, “Xuất xứ: Việt Nam” và “Sản xuất bởi: Việt Nam”.

“Tuy nhiên, nội dung, ngay từ tên gọi của nghị định là “Quy định cách xác định sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam”, chứ không chỉ còn là quy định về “xuất xứ hàng hoá” như Nghị định số 43/2017/NĐ-CP cũng như Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ “Quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá”, ông Đức nói.

Ngoài ra, ông Đức cũng cho rằng Chính phủ cũng cần phải sửa sai từ “chế biến” trong quy định xuất xử hàng hoá “nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó”.

Đỗ Huyền

—————————

Diễn đàn Doanh nghiệp (Luật sư) 06-10-2020:

https://enternews.vn/khong-nhat-thiet-phai-ban-hanh-mot-nghi-dinh-rieng-ve-made-in-vietnam-182888.html

(608/925)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

436. Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài...

Bình luận về Luật siêu dễ - Luật Quản lý tài sản công. Cố vấn: Luật...

Phỏng vấn 

4.405. Bộ Tài chính đề xuất nợ 10-100 triệu bị...

Bộ Tài chính đề xuất nợ 10-100 triệu bị tạm hoãn xuất cảnh, ngưỡng cao...

Trích dẫn 

3.951. Thu thuế TNCN 11 tháng vượt dự toán cả năm, đạt...

Thu thuế TNCN 11 tháng vượt dự toán cả năm, đạt khoảng 170.000 tỷ đồng. (MK)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 234,130