2.689. Câu chuyện 140 tỷ gửi tiết kiệm bị chiếm đoạt và kẽ hở của ngân hàng.

(ANTV) – Mới đây, dư luận xôn xao câu chuyện hơn 140 tỷ đồng của khách hàng gửi tiết kiệm qua bốn ngân hàng bị cầm cố sổ cho một khoản vay mà chủ tài khoản không hề biết.

Thông qua một người giới thiệu là cán bộ ngân hàng đi huy động tiền gửi, hơn 140 tỷ đồng của vợ chồng anh Đặng Nghĩa Toàn được gửi tiết kiệm theo quy trình, thủ tục vào bốn ngân hàng.

Trong đó:

– 52 tỷ đồng gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcom Bank);

– 50 tỷ đồng gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc dân (NCB);

– 20 tỷ đồng gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (Việt Á Bank);

– 20 tỷ đồng còn lại gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Sau một thời gian gửi tiền, mở sổ tiết kiệm, cuối năm 2018, gia đình anh Toàn bàng hoàng nhận được thông báo, toàn bộ số tiền này ở 4 ngân hàng đã bị phong tỏa, sổ tiết kiệm thì bị cầm cố. Điều đáng nói, việc phong tỏa, cầm cố sổ tiết kiệm của vợ chồng anh Toàn là để cho một khoản vay mà gia đình anh không hề hay biết.

Anh Đặng Nghĩa Toàn – Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: Tôi nghe ngóng tình hình và tôi được biết rằng ở đấy là một nhóm lừa đảo tiền của khách hàng. Tôi quay lại làm việc với từng ngân hàng, thì đúng như tôi nghi ngờ lo lắng, các ngân hàng đều thông báo là sổ tiết kiệm của tôi bị phong tỏa cho một khoản vay cho một công ty nào đó mà tôi không hề biết. Lúc đó tôi mới tá hỏa yêu cầu họ cung cấp toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan và khi họ cung cấp cho tôi thì tôi mang lên cơ quan điều tra.

Liên quan tới những hồ sơ vay vốn, cầm cố khiến tài sản tiền gửi của vợ chồng anh Toàn bị phong tỏa, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội đã tiến hành giám định và kết luận: chữ viết, chữ ký và dấu vân tay trong hồ sơ là giả mạo, không phải của vợ chồng anh Toàn.

Cam kết giải tỏa, trả sổ tiết kiệm khi có kết luận giám định này, tuy nhiên, cho đến thời điểm này, về phía các ngân hàng, chỉ có BIDV giải quyết đúng cam kết. Còn phía các ngân hàng PVcombank, Việt Á Bank và NCB vẫn cố tình trì hoãn, chưa thực hiện nghĩa vụ của mình đối với khách hàng.

Theo Luật sư Nguyễn Ngọc Đạt – Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Thứ nhất là tài khoản tiền gửi của ông Đặng Nghĩa Toàn không có sự sai sót, nhầm lẫn theo quy định của pháp luật. Thứ hai là chưa có bất cứ một văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc phong tỏa tài khoản của ông Toàn. Thứ 3 là cơ quan giám sát của Ngân hàng Nhà nước cũng không có quyết định thanh tra, cũng không có văn bản yêu cầu các ngân hàng TMCP phong tỏa tài khoản của ông Toàn. Do đó, việc phong tỏa tài khoản của các ngân hàng đối với ông Đặng Nghĩa Toàn là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.

Sau nhiều lần làm việc với 3 ngân hàng Pvcombank, Việt Á Bank và NCB, vợ chồng anh Toàn đều nhận được nỗi bức xúc, sự vô vọng. Không biết đến khi nào số tiền “không cánh mà bay” hơn 100 tỷ đồng ở những ngân hàng này mới lại về với gia đình anh?

TS Lê Duy Hiếu – Chuyên gia kinh tế cho biết: Nếu không có các cán bộ ngân hàng tiếp tay thì những chuyện này không thể xảy ra được. Điều này nói lên rằng, bản thân tổ chức của ngành ngân hàng có điều bất ổn. Đó là khía cạnh thứ nhất, khía cạnh thứ hai, ta cũng cần phải nói rằng là trong các quy chế quy định của ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều yếu tố rất bất hợp lý.

Ở một diễn biến liên quan khác. Ngay sau khi khách hàng có những động thái phản ánh vụ việc lên phía Ngân hàng Nhà nước kêu cứu, bộ phận Thanh tra, giám sát chỉ đạo ngân hàng Pvcombank chưa được giải tỏa và treo tài khoản của chủ sở hữu ngay cả khi có kết luận giám định hồ sơ không liên quan. Theo các chuyên gia về pháp luật, đây là một trong các chỉ đạo không thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Ngay sau khi có phản ánh, ngày 18/2/2019, Phó Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời khách hàng gửi đơn thư đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác để giải quyết việc khiếu nại của mình.

Khi mà cán cân công lý không được chuẩn mực, hệ lụy xảy ra rất lớn. Khách hàng đứng trước nguy cơ mất trắng tiền cả gốc lẫn lãi khi các ngân hàng đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm cho các cá nhân, những kẻ lừa đảo không có khả năng chi trả. Vì vậy, nếu không được chỉnh đốn, nghiêm ngặt thực hiện các quy định của pháp luật thì niềm tin của khách hàng về các tổ chức tín dụng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, trả lời Phóng viên Phạm Thắng ngày 10-6-2019 tại 84 Triệu Việt Vương, Hà Nội. Phát trên ANTV ngày 05-7-2019.

An ninh TV (Kinh tế) 05-7-2019:

http://m.antv.gov.vn/kinhte/cau-chuyen-140-ty-gui-tiet-kiem-bi-chiem-doat-va-ke-ho-cua-ngan-hang/283396.htm?fbclid=IwAR2p7Ihng4PAfNKZeTF0t9WbI59oLc3R2CqqnLZqwWtgWTXuFZgdVgtzaPY

Xem 7 phút Video clip tại đây:

https://www.facebook.com/thangantv/posts/2610789922278962?comment_id=2610838498940771&notif_id=1562308194009588&notif_t=feedback_reaction_generic

https://www.facebook.com/thangantv/posts/2610789922278962?comment_id=2610838498940771&notif_id=1562308194009588&notif_t=feedback_reaction_generic

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.712. Hàng loạt vụ mất tiền trên tài khoản,...

(KTĐT) - Dồn dập các vụ mất tiền trên tài khoản, rồi mất ở sổ...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,633