2.812. Sửa Luật Đầu tư cần tương thích với quy định của Hiệp định TPP

(PL) – Thời gian qua, kinh tế Việt Nam đã có quá trình hội nhập tích cực với kinh tế thế giới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài. Từ thực tế đó, đặt ra yêu cầu sửa đổi Luật Đầu tư phải tương thích với các Hiệp định, Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết, gia nhập.

Cân nhắc những ngành nghề cấm hoặc hạn chế đầu tư ra nước ngoài ?

Dự thảo Luật Đầu tư bổ sung Điều 54 như sau: Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài; ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện:

1. Ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài: a) Ngành nghề quy định tại Điều 6 Luật này; b) Ngành nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương; c) Ngành, nghề khác theo quy định tại các Điều ước quốc tế về đầu tư.

2. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện: a) Ngân hàng; b) Bảo hiểm; c) Chứng khoán; d) Báo chí, phát thanh, truyền hình; e) Kinh doanh bất động sản.”

3. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Về nội dung này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, việc bổ sung quy định về ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài có điều kiện là cần thiết, nhằm góp phần nâng cao tính minh bạch, khả thi trong việc thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Kinh doanh bất động sản là ngành, nghề không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay, phần lớn dự án trong lĩnh vực này do cá nhân đăng ký thực hiện (262 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 390,9 triệu USD) nhằm dịch chuyển tài sản hoặc để được cư trú dài hạn ở nước ngoài và đang có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như thất thoát nguồn lực đất nước. Do vậy, việc đặt ra điều kiện để kiểm soát hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản là cần thiết nhằm bảo đảm nguồn lực cho hoạt động đầu tư trong nước.

Cũng cần lưu ý quy định trên trong dự thảo Luật Đầu tư dù không trái với các quy định của Hiệp định TPP nhưng được xếp vào nhóm Các biện pháp phòng vệ tạm thời (Điều 29.3) của Hiệp định TPP và đặc biệt nó không phù hợp với chủ trương chung về kinh tế thị trường của Nhà nước.

Trước đề xuất trong dự thảo này, Bộ Tư pháp cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình cơ sở đề xuất các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện. Bộ này cho rằng, về chủ trương, việc đầu tư ra nước ngoài, nếu không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, rửa tiền, chuyển vốn bất hợp pháp ra nước ngoài và xâm phạm các lợi ích quốc gia khác thì không nên hạn chế. Đối với vấn đề ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng thì tuân thủ theo quy định của pháp luật tại nước sở tại.

Thủ tục giải quyết tranh chấp: cần tương thích giữa nội luật và quy định của TPP

Theo dự thảo Luật Đầu tư được lấy ý kiến công khai trên trang thông tin của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các chuyên gia đánh giá về cơ bản đã có sự tương thích giữa các quy định pháp luật Việt Nam với những cam kết quốc tế như tại Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA). Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt, do pháp luật Việt Nam chưa cụ thể.

Theo tìm hiểu của Phóng viên, trong Hiệp định TPP có quy định về các thủ tục tham vấn, hòa giải khi xảy ra tranh chấp, nhưng pháp luật Việt Nam chưa có các quy định chi tiết như TPP.

Cụ thể, tại khoản 3, khoản 4 Điều 15 dự thảo Luật Đầu tư quy định Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh:

“3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây: a) Tòa án Việt Nam; b) Trọng tài Việt Nam; c) Trọng tài nước ngoài; d) Trọng tài quốc tế; đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.

Trong khi đó, Hiệp định TPP thì quy định giải quyết tranh chấp, không thể ngay lập tức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà các bên buộc phải tham gia quá trình hòa giải (trong khoảng 6 tháng) trước khi gửi ra trọng tài.

Theo Luật sư Trương Thanh Đức: Các quy định về giải quyết tranh chấp của Hiệp định CPTPP cụ thể hơn rất nhiều với pháp luật Việt Nam. Ở đây quy định về hòa giải, tham vấn, trung gian khác nhiều so với nội luật. Khi áp dụng pháp luật về đầu tư đã quy định rất rõ ràng “ Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”. Tuy nhiên để cụ thể thì cần sửa khoản 3 Điều 14 theo hướng các hoạt động hòa giải, tham vấn, trung gian khi tranh chấp xảy ra theo các Điều ước Việt Nam đã kí kết.

Minh Hải

———–

Tạp chí Pháp lý 15-11-2019:

http://phaply.net.vn/bai-6-sua-luat-dau-tu-can-tuong-thich-voi-quy-dinh-cua-hiep-dinh-tpp/

(137/1.147)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.373. Vàng tăng như lên đồng, ôm đống tiền ăn...

Vàng tăng như lên đồng, ôm đống tiền ăn chực nằm chờ vẫn không mua...

Trích dẫn 

3.888. Ngân hàng sẽ giải bài toán kinh doanh Banca...

Ngân hàng sẽ giải bài toán kinh doanh Banca ra sao? (CFF) - Theo các chuyên...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 227,568