2.868. Rao bán các khoản nợ không tài sản đảm bảo nên trở thành thông lệ

(HQ) – Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, các khoản nợ vay tiêu dùng đang tăng cao nhưng lại có nhiều rủi ro hơn so với nợ vay của doanh nghiệp, nên cần phát triển hình thức mua bán nợ tiêu dùng giúp các ngân hàng tránh gia tăng nợ xấu.

 

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Nợ xấu từ cho vay tiêu dùng có nguy cơ tăng lên, việc xử lý nợ còn nhiều loay hoay, ông đánh giá như thế nào về việc nhiều ngân hàng đã rao bán các khoản nợ vay tiêu dùng?

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI: Mua bán quyền đòi nợ

Hầu hết ngân hàng đều có công ty mua bán và thu hồi nợ. Do đó, việc bán các khoản nợ là hoạt động bình thường của ngân hàng để thu hồi nợ. Hơn nữa, việc một số ngân hàng rao bán các khoản nợ tiêu dùng còn có thể hiểu là mua bán quyền đòi nợ, mà ở đây, chỉ có các công ty đòi nợ thuê mới mua bán. Còn với những đối tượng khác thì khi mua bán, họ phải hướng tới các tài sản bảo đảm hay nhằm tới doanh nghiệp.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia: Băn khoăn về mức giá rao bán cao

Các ngân hàng không còn dịch vụ đòi nợ thuê nên chuyện đi bán nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo, giá trị từ vài trăm nghìn đến trăm triệu là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, vấn đề băn khoăn là mức giá rao bán các khoản nợ đang ở mức cao, bằng với giá sổ sách. Bởi thông thường, nếu là mua bán nợ xấu thì phải có tỷ lệ chiết khấu cho bên mua, do việc xử lý nợ còn có rất nhiều chi phí phát sinh liên quan.

Hương Dịu (thực hiện)

Đối với các tổ chức tín dụng, kể cả ngân hàng hay công ty tài chính, tín dụng tiêu dùng lúc này ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Nguyên nhân do dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến nhiều khách hàng giảm thu nhập, thậm chí là không có thu nhập nên tình hình tài chính khó khăn, mất khả năng trả nợ. Trong khi đó, các quy định và biện pháp về cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mới tập trung cho khách hàng doanh nghiệp, ít liên quan đến cho vay tiêu dùng cá nhân. Một số ngân hàng, công ty tài chính dù cũng có động thái tìm cách giãn, hoãn nợ, cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho khách hàng cá nhân, nhưng đó đều là những trường hợp còn khả năng trả nợ hoặc có tài sản đảm bảo có giá trị. Nếu khách hàng nào mất khả năng trả nợ, không có tài sản đảm bảo thì tổ chức tín dụng khó có thể hỗ trợ.

Nguyên nhân là vay tiêu dùng từ trước đến nay vẫn có nhiều rủi ro hơn so với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn có tài sản đảm bảo là nhà máy, thiết bị cũng như hồ sơ, giấy tờ đầy đủ, nghĩa là “có tóc để nắm”, trong khi khách hàng cá nhân thì thường không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản thế chấp không cầm giữ là các phương tiện giao thông nên khó quản lý hơn. Các ngân hàng không có dịch vụ đòi nợ thuê nên một số ngân hàng hiện đã rao bán các khoản nợ tiêu dùng, vừa giúp các ngân hàng thu lại một phần nguồn lực tài chính, vừa giảm áp lực nợ xấu. Các khoản nợ bán đi này thường có chiết khấu theo một tỷ lệ % nhất định, tỷ lệ càng cao đối với những khoản nợ không có tài sản đảm bảo.

Theo ông, liệu đây có phải là xu hướng của thị trường mua bán nợ trong bối cảnh hiện nay?

Thực tế, việc mua bán các khoản nợ vay tiêu dùng của các ngân hàng ở các nước phát triển là không mới. Khi một ngân hàng đã đạt trần cấp tín dụng, họ sẽ bán cả nợ xấu, nợ tốt, nợ có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo. Hơn nữa, việc rao bán các khoản nợ không có tài sản đảm bảo nên trở thành thông lệ vì có nhiều khoản nợ nhỏ ngân hàng cũng muốn mua đứt bán đoạn thay vì phải mất công theo dõi, quản lý.

Tại Việt Nam, hình thức như trên chưa có thông lệ nên có thể thấy khá lạ. Do đó, thị trường mua bán nợ vay tiêu dùng sẽ chưa thể sôi nổi, nhất là khi các khoản vay tiêu dùng giá trị xuống thấp do người vay mất khả năng trả nợ trước ảnh hưởng của Covid-19, nên đây không phải tài sản hấp dẫn. Tuy nhiên, có thể sẽ có những nhà đầu tư nước ngoài nhân cơ hội này để “nhảy” vào thị trường mua bán nợ của Việt Nam, nếu chấp nhận được rủi ro, mua các khoản nợ với tỷ lệ chiết khấu cao.

Tại Việt Nam, đâu là những khó khăn để việc mua bán nợ vay tiêu dùng chưa thể hoạt động tích cực như nhiều quốc gia khác, thưa ông?

Như tôi đã nói ở trên, việc mua bán tài sản không có đảm bảo khá phổ biến ở các quốc gia phát triển. Tại Mỹ, họ đã chứng khoán hóa nợ xấu để bán cho các nhà đầu tư. Nhưng Việt Nam lại chưa làm được như vậy, do chưa có quy định về chứng khoán hóa nợ xấu.

Nhưng có hai thiếu sót lớn mà nước ta chưa thực hiện được để thuận lợi hơn trong việc giải quyết nợ vay tiêu dùng. Một là, nhiều quốc gia đã có hệ thống xếp hàng tín dụng cả doanh nghiệp và cá nhân, nhà đầu tư mua bán nợ có thể nhìn vào điểm tín dụng để xác định về khả năng trả nợ của khách hàng. Việt Nam tuy cũng đã có trung tâm thông tin tín dụng nhưng điểm tín dụng cá nhân lại chưa phổ biến, mỗi ngân hàng lại có quy cách tính điểm riêng nên độ tin cậy chưa cao. Hai là, Việt Nam không có luật về phá sản cá nhân, chỉ cho doanh nghiệp phá sản, nên nhiều cá nhân vẫn là con nợ của ngân hàng, công ty tài chính, kể cả khi đã chết và không còn trả nợ nên trở thành nợ xấu.

Ông nhận định như thế nào về sự hỗ trợ cho tín dụng tiêu dùng của các hình thức cho vay tiêu dùng mới đang xuất hiện tại Việt Nam?

Nếu so sánh giữa các hình thức cho vay tiêu dùng được phép hoạt động tại Việt Nam hiện nay thì các ngân hàng vẫn là tổ chức cho vay tiêu dùng cẩn thận hơn. Bởi các ngân hàng được quy định và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, nên quy trình và hoạt động chặt chẽ hơn so với các công ty tài chính. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận tác dụng hỗ trợ về nguồn vốn tài chính tiêu dùng của các công ty tài chính, các công ty công nghệ tài chính (fintech) trên thị trường hiện nay.

Đây là những nguồn bổ sung cần thiết do khách hàng cá nhân thường không có tài sản đảm bảo, thu nhập thấp nên khó đáp ứng điều kiện vay vốn tại các ngân hàng. Ngoài ra, một số hình thức cho vay mới như cho vay ngang hàng (P2P) thì cũng tạo khá nhiều điều kiện hơn cho cá nhân vay vốn, bởi đây là hợp tác dân sự giữa người vay và cho vay, các công ty P2P chỉ đứng ra đảm bảo, cung cấp giải pháp kết nối. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào, cả người vay và người cho vay đều phải tìm kiếm sự tín nhiệm cũng như độ tin cậy để đảm bảo khả năng thu hồi nợ.

Xin cảm ơn ông!

Tại phiên thẩm tra về tình hình kinh tế – xã hội do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tiến hành ngày 29/9, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức từ 7,1-7,7%, xấp xỉ 8% khi các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14 của NHNN.

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, đến cuối tháng 3/2021, dư nợ cho vay phục vụ đời sống đạt 1,867 triệu tỷ đồng, tăng 1,2% so với cuối năm ngoái. Còn theo một thống kê mới đây của Ngân hàng HSBC tại 4 ngân hàng lớn (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank), tỷ lệ cho vay hộ gia đình đã tăng lên 46% tổng dư nợ năm 2020. Riêng nợ tiêu dùng đã tăng từ mức 41% thu nhập (trên mỗi lao động) trong năm 2013 lên mức hơn 100% vào năm 2020.

 

Hương Dịu (thực hiện)

—————

Hải quan (Kinh tế) 05-10-2021:

https://haiquanonline.com.vn/rao-ban-cac-khoan-no-khong-tai-san-dam-bao-nen-tro-thanh-thong-le-153492-153492.html

(111/1.607)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.735. 'Cần tính giảm trừ gia cảnh theo xu hướng...

(VNF) - Khẳng định mức giảm trừ gia cảnh không theo kịp yêu cầu của...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.284. Chi tiết về khoản nợ xấu ở Sacombank có...

(TT) - Được bà Trương Mỹ Lan nhờ người đứng tên hộ, sau đó bất...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 208,815