2.874. Thế giới Di động “chốt” phương án với các chủ mặt bằng: Trả lời giảm giá hoặc thanh lý hợp đồng

(TQ) – Thế giới di động tiếp tục gửi “tối hậu thư” đến các chủ thuê mặt bằng: Trả lời giảm giá hoặc thanh lý hợp đồng.

Vụ việc Thế Giới Di Động (TGDĐ) tự ý giảm tiền thuê mặt bằng mà không thông qua đối tác đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong nhiều ngày vừa qua.

Trước đó, trong công văn ngày 2/8 mà phía TGDĐ gửi đến chủ mặt bằng về việc đề nghị: “Không tính tiền thuê và không thanh toán 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước. Không tính tiền thuê và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch”.

Tuy nhiên, trong khi nhiều đối tác đã trả lời phúc đáp về việc thể hiện quan điểm không đồng ý với bất kỳ điều kiện nào trong các công văn do Thế giới di động gửi và đề nghị thanh toán đủ theo hợp đồng thì mới đây, TGDĐ tiếp tục gửi công văn mới đến đối tác cho thuê.

Theo phía MWG, do đã đến kỳ thanh toán nên gửi thêm công văn mới cho đối tác chưa có phản hồi với công ty, yêu cầu chủ nhà phản hồi trước ngày 25/10 để hai bên thống nhất mức giảm giá thuê mặt bằng trong giai đoạn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

“Trong trường hợp hai bên đạt được thỏa thuận, hợp đồng thuê sẽ được điều chỉnh theo sự thống nhất của hai bên. Sau ngày 25/10/2021, nếu chúng tôi vẫn không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ Quý Đối tác thì TGDĐ/ĐMX sẽ tiến hành các nội dung như đã thông báo đến Quý Đối tác trong công văn 0208/2021/TGDĐ-ĐMX, đồng thời chúng tôi sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp động theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký”, nội dung công văn mới nhất (ngày 6/10) mà từ phía MWG gửi cho các đối tác.

Đây là lần thứ 4 phía MWG gửi công văn và đối tác hoặc giảm tiền thuê, hoặc trả lại mặt bằng.

Công văn ngày 6/10 TGDĐ gửi cho các đối tác về việc “chốt” phương án thuê mặt bằng. Ảnh: Tuổi trẻ.

Trước động thái này từ TGDĐ, nhiều chủ mặt bằng đã không khỏi ngỡ ngàng. Đặc biệt, dù trước đó họ đã nhiều lần phúc đáp thể hiện quan điểm không đồng ý với bất kỳ điều kiện nào trong các công văn do Thế giới di động gửi và đề nghị thanh toán đủ theo hợp đồng.

Tuy nhiên, TGDĐ vẫn tiếp tục gửi công văn khác, thậm chí còn đưa “yêu sách” dằn mặt “sẽ xúc tiến các thủ tục để thanh lý hợp đồng thuê theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà hai bên đã ký”.

Trước đó, nhiều chủ mặt bằng đã tó thái độ và có đơn trả lời phúc đáp công văn ngày 2/8 mà TGDĐ gửi tới các đối tác, không đồng ý với việc TGDĐ tự ý “giảm” tiền thuê mà chưa có sự đồng ý của chủ nhà và đã gửi đơn phúc đáp, bác bỏ yêu cầu của nhà bán lẻ.

“Tôi biết đại dịch Covid-19 diễn ra làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động có thể tự ý giảm tiền không quan tâm đến ý kiến của người cho thuê nhà. Tôi thấy đây là điều quá phi lý và thiếu tôn trọng”.

“Tôi cam kết làm theo đúng hợp đồng chứ không phải kiểu làm việc muốn chuyển bao nhiêu chuyển, muốn trừ bao nhiêu trừ. Ở đây tôi là đối tác chứ không phải nhân viên của Thế Giới Di Động mà họ làm như vậy. Tôi sẽ kiện công ty và lấy lại mặt bằng nếu sự việc không được giải quyết thỏa đáng”, ông M chủ mặt bằng ở Bình Định chia sẻ.

Một chủ mặt bằng khác ở TP.HCM cũng có câu trả lời tương tự trong đơn phúc đáp Công văn ngày 2/8 của TGDĐ:

“Trong trường hợp sau ngày 10-10-2021, CTCP Thế giới di động vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ của hợp đồng đã ký, tôi sẽ sử dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng”.

Điều khoản “trường hợp bất khả kháng” trong hợp đồng TGDĐ ký kết với 1 chủ thuê mặt bằng quận 12 – Ảnh: NVCC- Tuổi trẻ.

Từ góc độ pháp lý, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, nhận định cách làm của TGDĐ là không đúng luật, không đúng thỏa thuận và cũng không đúng theo cách ứng xử với thị trường, với khách hàng.

Vị Luật sư cho rằng TGDĐ là một doanh nghiệp lớn, làm ăn bài bản và hiệu quả như thế cũng nhờ vào đối tác và người tiêu dùng, nhờ vào lòng tin của mọi người thì phải giữ gìn. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thậm chí trong bối cảnh bình thường, nếu thấy giá thuê đắt và muốn giảm giá thì phải làm việc, trao đổi, thương lượng một cách thiện chí.

“Nếu cảm thấy không chấp nhận được thì chấm dứt hợp đồng, nếu thỏa thuận không thành thì đưa ra Tòa án hay Trọng tài. Càng lớn, càng mạnh, càng giàu thì càng phải ứng xử sòng phẳng, văn minh chứ không thể kẻ cả, áp đặt.

Trong mọi trường hợp, đều phải dựa trên sự thỏa thuận. Không một doanh nghiệp, một doanh nhân nào lại tuyên bố xanh rờn với đối tác là tôi được quyền giảm giá, vi phạm hợp đồng, trả hay không là quyền của tôi như vậy. Đề nghị có tình, có lý, và kiên trì thì mới dễ đạt được lợi ích tối ưu cho cả hai bên”, Luật sư bày tỏ.

 

PV

—————

Tổ quốc (Nhịp sống Việt) 08-10-2021:

http://nhipsongviet.toquoc.vn/the-gioi-di-dong-chot-phuong-an-voi-cac-chu-mat-bang-tra-loi-giam-gia-hoac-thanh-ly-hop-dong-222021810124355259.htm

(251/1.080)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,902