2.925. Thói quen tiêu dùng “tiếp tay” cho hàng giả trên Internet

(VTV.vn) – Tình trạng hàng giả thương hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn rất khó kiểm soát, đặc biệt trên môi trường mạng.

Khoảng 80% người tiêu dùng Việt biết sản phẩm mình mua là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo Tổng cục Quản lý thị trường, lý do là bởi có nhiều sản phẩm làm giả hàng chính hãng, tuy nhiên được bán với giá rẻ hơn nhiều lần, nên vẫn thu hút một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập hạn chế nhưng lại sính hàng thương hiệu.

Nhiều mẫu túi có bề ngoài giống với mẫu túi của các nhãn hiệu nổi tiếng được bày bán tràn lan trên các tài khoản mạng xã hội. Túi có đầy đủ các màu, đi kèm hộp đựng đề rõ tên thương hiệu nổi tiếng thế giới và được bán với mức giá chỉ vài trăm ngàn đồng, rẻ hơn vài chục lần so với món đồ thật. Nhiều người biết là hàng giả, nhưng vẫn mua, dù có thể bị thiệt hại về nhiều mặt.

“Khi người tiêu dùng sử dụng, chạm vào các sản phẩm da đó đã vô hình ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe”, ông Phạm Đức Thắng, Đại diện Chủ thể quyền nhãn hiệu Hermès tại Việt Nam, cho biết.

Nhiều mẫu túi có bề ngoài giống với mẫu túi của các nhãn hiệu nổi tiếng được bày bán tràn lan trên các tài khoản mạng xã hội.

Là đối tượng chịu thiệt hại chính, nhưng nhiều người tiêu dùng lại không ý thức rằng mình đang gián tiếp tiếp tay cho sự tồn tại của hàng giả, hàng nhái trên mạng Internet. Theo các chuyên gia, hành vi này đang gây ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường thương mại điện tử nước ta.

“Trước hết đây là hành vi xâm phạm trí tuệ nghiêm trọng, làm cho doanh nghiệp bị mất uy tín, mất doanh thu, ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng, thị trường, khách hàng. Xa hơn nữa, những hành vi này có dấu hiệu lừa đảo, gian dối”, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật An Vy, nhận định.

Không chỉ bán các sản phẩm giả, các đối tượng còn sẵn sàng tạo các website giả để tiêu thụ hàng, vi phạm pháp luật và qua mặt các cơ quan chức năng.

“Đây là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Các doanh nghiệp cần tiếp tục tuyên truyền, giác ngộ cho người tiêu dùng để họ phân biệt được các trang website thật và các trang giả. Khi phát hiện sai phạm, họ cần thông tin đến các cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời”, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, nhấn mạnh.

Cũng theo ông Hải, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức để người Việt thay đổi hành vi là rất quan trọng, mới chính là giải pháp tận gốc của vấn đề này.

Khánh Linh

—————

VTV.vn (Kinh tế) 17-12-2021:

https://vtv.vn/kinh-te/thoi-quen-tieu-dung-tiep-tay-cho-hang-gia-tren-internet-20211217001258525.htm

(64/537)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.370. Vực dậy sau bão số 3: Cần quyết sách mạnh mẽ...

Cần quyết sách mạnh mẽ trong hỗ trợ vốn. (TT) -  Cơn bão Yagi đã tàn...

Trích dẫn 

3.884. Đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo tác...

Đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo tác dụng ngược ngay lập tức. (VNF) -...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 227,067