2.942. Văn hóa doanh nghiệp – Tiền đề cho sự phát triển bền vững 

(VOV GT) – Hiện nay, theo xu hướng phát triển, bên cạnh nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh thì mỗi doanh nghiệp đều cần phải coi trọng việc xây dựng “Văn hóa doanh nghiệp – Văn hóa kinh doanh”, bởi nếu chỉ đề cao lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh mà không quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh thì khó có thể phát triển bền vững.

Với mục đích tuyên truyền, phổ biến và đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc thân thiện, gắn kết giữa các thành viên trong đơn vị vì mục đích chung, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thương hiệu trên thị trường góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành Đồ uống Việt Nam.

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Văn hóa doanh nghiệp – Văn hóa kinh doanh vì sự phát triển bền vững”

Vừa qua, Tạp chí Đồ uống Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Văn hóa doanh nghiệp – Văn hóa kinh doanh vì sự phát triển bền vững”.

Đây là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp trong ngành Đồ uống Việt Nam.

Tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Văn Chương – Phó Tổng biên tập Phụ trách Tạp chí Đồ uống Việt Nam cho biết, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp nào thông qua văn hóa doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, ứng xử văn hóa, văn minh với cộng động, với người tiêu dùng sẽ được người tiêu dùng tin tưởng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đóng góp lớn cho kinh tế – xã hội”.

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) về sự phát triển của ngành Đồ uống, trong đó có nội dung văn hóa doanh nghiệp – văn hóa kinh doanh mà ngành đã thực hiện trong thời gian qua.

Đặc biệt, từ năm 2011, VBA và các doanh nghiệp đã ký cam kết thực hiện Quy chế Marketing ngành Bia Việt Nam, quy định truyền thông thương mại có trách nhiệm trong ngành Đồ uống.

“Đây là một trong những hoạt động thể hiện ngành Đồ uống đã sớm quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng một cách có trách nhiệm vì sự phát triển bền vững”, ông Việt nhấn mạnh.

Từ tháng 9 đến tháng 12, SABECO đã thực hiện các chương trình hỗ trợ vé máy bay, vé tàu cho lực lượng y bác sỹ, công nhân, sinh viên chống dịch về quê ăn Tết.

Vào tháng 8 trước đó, SABECO cũng triển khai chương trình “Góp Triệu Ngôi Sao” gây quỹ hỗ trợ các hộ kinh doanh nhỏ tại TP Hồ Chí Minh.

Từ thực tế doanh nghiệp, bà Đinh Nguyễn Thị Hường – Giám đốc truyền thông Tổng công ty CP Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) cho biết, năm 2021 là thời điểm khó khăn nhất do COVID-19:

“Khi đất nước chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, người tiêu dùng đã hỗ trợ rất lớn cho việc kinh doanh của SABECO và dịch bệnh chính là thời điểm SABECO chung tay với người tiêu dùng và đất nước để chia sẻ khó khăn. Do đó, những hoạt động trọng tâm trong năm 2021 là hướng về hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19, những người thuộc tuyến đầu trong tham gia chống dịch”.

Lê Đăng Doanh – Chuyên gia kinh tế chia sẻ góc nhìn về tầm quan trọng của doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong thực tế hiện nay.

“Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 kéo dài và trong thời đại công nghệ số thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh đạt mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, được người tiêu dùng tin tưởng, yêu mến”.

Lê Đăng Doanh đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong hiện tại và lâu dài trước những khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, cạnh tranh trên thị trường…

Đồng thời, gợi ý ngành Đồ uống nên tổ chức một sự kiện thường niên Lễ hội Văn hóa uống để nói lên vị trí, vai trò của ngành và tuyên truyền người tiêu dùng uống có văn hóa, có trách nhiệm, truyền thông để làm sao người tiêu dùng có ý thức hơn, trẻ em, phụ nữ có thai không được uống rượu, bia…

Còn theo Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết: Nhân viên có vai trò quan trọng tới sự phát triển của doanh nghiệp, việc coi trọng nhân viên cũng là một trong những cách để xây dựng tập thể vững mạnh, thể hiện văn hóa doanh nghiệp.

“Văn hóa doanh nghiệp là sự kết hợp giữa kinh doanh, pháp luật và con người. Người lãnh đạo là người quyết định và chi phối hình thành nên văn hóa của một doanh nghiệp. Văn hóa trong doanh nghiệp hiện nay mới chỉ đáp ứng được trong nội bộ, cần tăng cường hơn nữa ra bên ngoài đối với người tiêu dùng, đảm bảo mức độ hài lòng cao của khách hàng”.

Trong ngành Đồ uống, ngoài cung cách phục vụ và cung cấp sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp còn cần tạo ấn tượng đặc biệt theo chiều sâu như việc quảng cáo tới người tiêu dùng. Văn hóa doanh nghiệp cần để doanh nghiệp tự chủ xây dựng dựa theo thị trường sản phẩm, tuân thủ quy định pháp luật và căn cứ vào quy định cụ thể của doanh nghiệp.

Lê Tùng

—————

VOV Giao thông (Kinh doanh) 30-12-2021:

https://vovgiaothong.vn/van-hoa-doanh-nghiep-%E2%80%93-tien-de-cho-su-phat-trien-ben-vung

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

435. Bình luận hội trường về sở hữu ngân hàng.

Bình luận hội trường về sở hữu ngân hàng. (Phát biểu tại Hội thảo...

Phỏng vấn 

4.403. Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao?

Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao? (HTV) - Theo thông báo từ Temu,...

Trích dẫn 

3.949. ‘Bù nhìn’ trong ngân hàng.

‘Bù nhìn’ trong ngân hàng. (NQT) - Thành viên hội đồng quản trị độc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 234,008