2.948. Thanh tra Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2: “Lách luật” hay “cấp bách”?

(GTV) – Luật sư Trương Thanh Đức,Giám đốc Công ty ANVI, Trọng tài viên VIAC tham gia đối thoại cùng ông Bách, ông Hà & MC về việc xử lý Dự án Nhà mày Nhiệt điện Thái Bình 2.

GTV (trực tiếp) 11-4-2020 (50 phút):

https://www.facebook.com/1529568040388744/videos/3015382071848076/

———————————-

Tài liệu của ông Bách

So sánh “cơ chế thông thường” và “cơ chế đặc thù” áp dụng với các dự án điện cấp bách

Liên hệ thực tiễnNhà máy nhiệt điện Thái Bình 2

  1. Hệ thống văn bản pháp luật
  2. Luật đầu tư 2014
  3. Luật đấu thầu 2013
  4. Luật xây dựng 2014
  5. Luật đầu tư công 2019
  6. Luật đất đai 2013
  7. Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
  8. Quyết định 2414/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2013 về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án điện và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 – 2020
  9. Thông tư 18/2016/TT-BXD quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình
  10. Phân tích pháp lý
  11. Quy định về “các dự án nguồn điện cấp bách”:
  • Quy định: “Các dự án nguồn điện được coi là cấp bách khi phải đưa vào vận hành gấp để chống quá tải cho một khu vực nào đó của lưới điện hoặc để bù đắp lượng công suất nguồn điện thiếu hụt do chậm tiến độ của các dự án điện khác”. (Điều 4, Quyết định 2414/QĐ-TTg)
  • Thực trạng: Theo tính toán của Bộ Công thương, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 đi vào vận hành chính thức sẽ bổ sung cho hệ thống điện quốc gia thêm 7 tỷ kWh/năm. Ngược lại, nếu không kịp vận hành từ năm 2020, hệ thống sẽ phải tốn khoảng 35.000 tỷ đồng/năm để chạy dầu bù sản lượng điện, đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế-xã hội.[1]
  • Xét về mặt khái niệm, Nhiệt điện Thái Bình 2 được coi là dự án điện cấp bách và do đó được áp dụng cơ chế đặc thù.
  1. So sánh Cơ chế thông thường và Cơ chế đặc thù
  • Bước chuẩn bị đầu tư dự án
Thông thườngĐặc thù
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật đấu thầu 2013, điều kiện để được chỉ định thầu như sau:

a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

=>Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

 

Chủ đầu tư được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu tư vấn trong nướctheo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cho các công việc sau:

– Các gói thầu dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn thẩm tra, thẩm định;

– Các gói thầu liên quan đến công tác bồi thường, tái định cư;

– Các gói thầu lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật;

– Các gói thầu tư vấn lập báo cáo môi trường xã hội và tư vấn giám sát trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Trường hợp nhà thầu tư vấn chính trong nước cần sử dụng sự trợ giúp của tư vấn nước ngoài thì chi phí thuê tư vấn nước ngoài phải được xác định rõ trong hợp đồng được ký giữa chủ đầu tư và tư vấn chính trong nước.

 

 

  • Nhận xét:
  • Các gói thầu trong nước do chủ đầu tư chỉ định thầu THỎA MÃN các TRƯỜNG HỢP được chỉ định thầu, tuy nhiên việc ĐÁP ỨNG ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN để được chỉ định thầu của chủ đầu tư có thể sẽ không được đảm bảo.
  • Thông thường, đối với các gói thầu trên nếu vẫn có thể áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác thì Nhà nước khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác bao gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh hoặc mua sắm trực tiếp.
  • Bình luận: Lý do áp dụng chỉ định thầu rất đa dạng song ở Việt Nam, chỉ định thầu đang bị lạm dụng nhiều nhất với lý do tính “cấp bách” của dự án. Tuy nhiên, việc lạm dụng tính cấp bách của các dự án để áp dụng chỉ định thầu đang chỉ ra những mặt trái của nó như: dự án vẫn bị đình trệ so với yêu cầu/kỳ vọng, các nhà thầu mới không có cơ hội tham gia đấu thầu công bằng dẫn đến giảm động lực phát triển và giá trúng thầu ngày càng cao. Ví dụ điểm hình là Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 đã chậm trễ so với quy định của Quyết định 2414 của Thủ tướng Chính phủ hơn 4 năm mặc dù được áp dụng cơ chế đặc thù.

 

Thông thườngĐặc thù
Người quyết định đầu tư phê duyệt dự án gồm các nội dung cụ thể về nguồn vốn, dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo thời gian thực hiện dự án, số bước thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng và thời gian thi công xây dựng công trình. (khoản 2 Điều 14 Thông tư 18/2016/TT-BXD)

ð  Đối với dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Điều 7 Luật đầu tư công 2019, Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt dự án đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật đầu tư công 2019

Cho phép CHỦ ĐẦU TƯ các dự án phê duyệt Dự án đầu tư khi có các điều kiện sau:

– Kế hoạch huy động vốn cho dự án (đã có thỏa thuận nguyên tắc cung cấp vốn từ các tổ chức tín dụng).

– Đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.

 

 

  • Nhận xét:
  • Cơ chế đặc thù giao quyền cho Chủ đầu tư phê duyệt dự án đầu tư thay vì Thủ tướng hay người đứng đầu Bộ/ngành/UBND cấp tỉnh theo thông thường
  • Việc phê duyệt dự án bị bỏ qua rất nhiều nội dung bao gồm: dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo thời gian thực hiện dự án; số bước thiết kế; tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng (trừ tiêu chuẩn về môi trường) và thời gian thi công xây dựng công trình.
  • Bình luận: Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 thuộc dự án trọng điểm quốc gia do sử dụng vốn đầu tư công lớn hơn 10.000 tỷ đồng[2]. Do đó thông thường, dự án này phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư và nội dung phê duyệt cần kỹ lưỡng và đảm bảo tuyệt đối. Đối với một dự án trọng điểm quốc gia, quy định này của cơ chế đặc thù có thể được xem là quá lỏng lẻo và nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình của dự án.

 

Thông thườngĐặc thù
–                      Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. (khoản 42 Điều 3 Luật Xây dựng 2014).

–                      Đối với các công trình xây dựng tạm theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định:

“a) Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng phù hợp với quy định của Nghị định này; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; tự quyết định giao nhận thầu xây dựng công trình hoặc tự thực hiện xây dựng;

b) Chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng công trình chính có trách nhiệm phá dỡ, thu dọn công trình xây dựng tạm (nếu có) để khôi phục mặt bằng nguyên trạng khi bàn giao công trình hoàn thành.”

Song song với quá trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, cho phép chủ đầu tư chủ động tổ chức việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và triển khai thi công trước các hạng mục phụ trợ của dự án, gồm:

– Công trình hạ tầng giao thông nối đến mặt bằng dự án;

– Công tác san gạt mặt bằng nhà máy;

– Hệ thống cấp điện nước thi công;

– Hệ thống thông tin liên lạc;

– Cơ sở phụ trợ;

– Khu nhà ở và làm việc ban đầu;

– Bồi thường giải phóng mặt bằng và bồi thường, di dân tái định cư;

– Hệ thống quan trắc, đo đạc và rà phá bom mìn.

Dự toán các hạng mục công trình được duyệt, cho phép chủ đầu tư tổng hợp và đưa vào Tổng mức đầu tư và Tổng dự toán của Dự án.

 

  • Nhận xét: Cơ chế đặc thù giống với cơ chế thông thường khi cho phép chủ đầu tư chủ động triển khai xây dựng các công trình tạm (hạng mục phụ trợ) cho dự án. Tuy nhiên, cơ chế đặc thù cho phép chủ đầu tư lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật song song với quá trình thẩm định phê duyệt dự án đầu tư, trong khi đó, cơ chế thông thường yêu cầu thiết kế kỹ thuật phải được lập, thẩm định và phê duyệt sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt.
  • Bình luận: Theo Trưởng Ban quản lý Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 Nguyễn Thành Hưởng, tính đến hết quý 1/2020, Dự án đã đạt hơn 85%; trong đó, tiến độ thiết kế đạt 99,63%; các hợp đồng mua sắm đạt 99,71%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 93,8%; thi công đạt 82,78%; chạy thử đạt 11,25%.[3] Câu hỏi đặt ra là, tại sao áp dụng cơ chế đặc thù đối với thiết kế kỹ thuật và tiến độ thiết kế đã đạt gần như tuyệt đối nhưng dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động và mức độ chạy thử mới chỉ đạt 11,25%.
  • Quá trình thực hiện thiết kế kỹ thuật

 

Thông thườngĐặc thù
– Nội dung quy định này tương tự quy định trên

 

 

 

 

 

 

–       Theo quy định tại khoản 23, Điều 4 Luật đấu thầu 2013, “Gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).”

– Cho phép các chủ đầu tư triển khai thực hiện trước một số nội dung công tác khảo sát, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật trong thời gian thẩm định, phê duyệt Dự án đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính hợp lý của các nội dung tư vấn được triển khai thực hiện trước, sự phù hợp với khối lượng tổng thể của thiết kế kỹ thuật cho dự án.

 

– Đối với các dự án nguồn điện cấp bách, cho phép đưa việc thực hiện thiết kế kỹ thuật vào trong phạm vi công việc của gói thu EPC, chủ đầu  chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật; thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.

 

  • Nhận xét:Nếu đưa việc thực hiện thiết kế kỹ thuật vào trong phạm vi công việc của gói thầu EPC, việc thực hiện thiết kế kỹ thuật sẽ do nhà thầu thực hiện cả ba nội dung công việc: tư vấn (ví dụ: khảo sát, thiết kế, giám sát); mua sắm hàng hóa mà cụ thể là vật tư, thiết bị cho dự án; và thi công xây lắp công trình. Chủ đầu tư chỉ định nhà thầu và nhà thầu thực hiện tất cả các khâu thiết kế kỹ thuật, sau đó chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công.

 

  • Bình luận: Đối với EPC, nhà thầu không chia sẻ các rủi ro xảy ra trong quá trình quản lý, vận hành dự án với Nhà nước sau khi đã hết thời gian bảo trì công trình. Bên cạnh đó, thời gian thực hiện các dự án này chỉ bao gồm thời gian chuẩn bị dự án và xây dựng công trình, ngắn hơn rất nhiều so với thời hạn thực hiện của một dự án PPP.Về tài chính, việc huy động tài chính cho dự án EPC thường đơn giản hơn so với một dự án PPP. Trong các dự án áp dụng gói thầu EPC, nhà thầu chỉ có trách nhiệm huy động vốn để đảm bảo việc hoàn thành công trình xây dựng và thường nhận được ngay khoản thanh toán sau khi chuyển giao công trình. Trong khi đó, đối với dự án PPP, nhà đầu tư phải đàm phán với các tổ chức tài chính để có được những khoản vay dài hạn và được hoàn trả từ nguồn thu của dự án trong suốt thời hạn hợp đồng.

 

  • Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
Thông thườngĐặc thù
– Theo khoản 1 Điều 67 và Điều 66 Luật đất đai 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biếtchậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. Ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng có trách nhiệm trong việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

 

– Theo điều 93 và Điều 66 Luật đất đai 2013, Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của Ủy an nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.Quỹ phát triển đất thực hiện ứng vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất

 

– Theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 của Điều 69 và Điều 66 Luật đất đai 2013, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằngtrình Sở Tài nguyên và Môi trườngPhương ánbồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư, sau đó trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

– Cho phép chủ đầu tư được chỉ định đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm để lập quy hoạch tổng mặt bằng song song với lập dự án đầu tư để ngay sau khi dự án đầu tư và tổng mặt bằng được duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án, thực hiện ngay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

 

 

– Cho phép chủ đầu tư ứng vốn giải phóng mặt bằng trước cho tỉnh và thỏa thuận cơ chế hoàn trả tiền vốn ứng trước này với Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi triển khai dự án.

 

 

– Cho phép chủ đầu tư lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng thể (hoặc Dự án đầu tư) bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư đối với dự án nguồn điện.

 

– Sau khi dự án thành phần hoặc quy hoạch tổng thể di dân được duyệt, chủ đầu tư bàn giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi có dự án để tổ chức thực hiện dự án và cấp đất, hành lang tuyến cho các dự án trạm và đường dây truyền tải, bổ sung quỹ đất thực hiện các dự án nguồn điện và truyền tải điện vào quy hoạch sử dụng đất để làm căn cứ phối hợp quy hoạch, tránh tình trạng chồng chéo với các quy hoạch khác tại địa phương.

 

  • Nhận xét:
  • Quy định “ngay sau khi dự án đầu tư và tổng mặt bằng được duyệtcủa cơ chế đặc thù là không rõ ràng, bởi thông thường, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đối với dự án nguồn điện được thực hiện sau khi Ủy ban nhân cấp tỉnh thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biếtchậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
  • Thông thường, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trình Sở Tài nguyên và Môi trường Phương án bồi thường, hỗ trợ di dân, tái định cư, sau đó trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
  • Bình luận:
  • Quy định thời gian thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng không rõ ràng, không yêu cầu tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thực hiện theo quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Trao chủ đầu tư quá nhiều thẩm quyền, trong khi theo cơ chế thông thường, phải thành lập Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt và có sự kết hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã/ tỉnh và Sở/ Phòng tài nguyên và môi trường trong công tác lập, thẩm định và phê duyệt Phương án bồi thường, di dân, tái định cư cũng như chi trả tiền bồi thường, di dân, tái định cư.

 

  • Lựa chọn nhà thầu
Thông thườngĐặc thù
– Người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc chỉ định thầu các gói thầu của dự án điện cấp bách theo quy định tại Quyết định số 50/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ(đã hết hiệu lực ngày 15/08/2014)

– Đối với các dự án mới, nhưng có cùng công nghệ và các thông số với thiết bị chính của các dự án tương tự đã hoặc đang xây dựng trước đó không quá 5 năm gần đây, người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư quyết định việc đàm phán trực tiếp với các nhà thầu có khả năng thực hiện các dự án trước đó để ký hợp đồng cho dự án mới, hoặc quyết định đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo quy định. Trường hợp đàm phán trực tiếp, giá gói thầu không được vượt quá giá gói thầu và chất lượng thiết bị không được thấp hơn chất lượng thiết bị của dự án tương tự đã hoặc đang được thực hiện; đảm bảo đáp ứng tiến độ theo yêu cầu.

– Tổng thầu do chủ đầu tư lựa chọn thực hiện các dự án điện cấp bách được quyền chỉ định các nhà thầu phụ sau khi thống nhất với chủ đầu tư (trừ các nhà thầu bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại Điều 65 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ (đã hết hiệu lực ngày 15/08/2014)).

  • Bình luận: Có thể hiểu, trừ các công việc được nêu ở mục đầu tiên thì các công việc khác vẫn có thể sử dụng các phương pháp đấu thầu khác ngoài chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu theo quy định. Tuy nhiên, tổng thầu do chủ đầu tư lựa chọn sau khi thống nhất với chủ đầu tư sẽ được quyền chỉ định các nhà thầu phụ. Quy định như vậy là không thống nhất, vô thưởng vô phạt. Hình thức chỉ định thầu vẫn tiếp tục bị lạm dụng.

 

  • Giá hợp đồng của các dự án nguồn điện cấp bách
Thông thườngĐặc thù
– Theo khoản 1 Điều 13, Thông tư 30/2016/TT-BXDhướng dẫn hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình:

+ Hình thức giá hợp đồng trọn gói là hình thức cơ bản được áp dụng cho hợp đồng EPC.

+ Trường hợp áp dụng các hình thức giá hợp đồng khác được quy định tại Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Người có thẩm quyền quyết định đầu tư phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô của từng dự án, gói thầu EPC để lựa chọn hình thức giá hợp đồng cho phù hợp, nhưng phải đáp ứng điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của dự án trước pháp luật, theo đó:

“Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.”

 

 

– Khi áp dụng hợp đồng trọn gói cần có bảng giá cho các công việc, hạng mục công việc, hạng mục công trình kèm theo hợp đồng EPC để thuận tiện cho việc quản lý điều chỉnh hợp đồng EPC trong quá trình thực hiện

– Giá Hợp đồng EPC của các dự án nhà máy điện cấp bách được thực hiện theo phương thức:

+ Giá và chi phí cho thiết bị và dịch vụ nhập khẩu là giá trọn gói;

+ Giá cho phần xây dựng, lắp đặt và gia công chế tạo trong nước là giá điều chỉnh khi có biến động về tỷ giá, đơn giá nhân công và giá nguyên vật liệu đầu vào khác, đảm bảo đủ chi phí hợp lý cho thực hiện dự án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định, đầu tư được quyết định giá hợp đồng trên các nguyên tắc lấy giá trị hợp đồng đã ký kết làm cơ sở cho đàm phán, nhưng không vượt quá giá gói thầu được duyệt và được phép điều chỉnh nếu có một trong các lý do sau:

+ Thay đổi phạm vi cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ hoặc thay đổi khối lượng công việc, kể cả việc giảm giá do thực hiện mở rộng hợp đồng.

+ Các lý do khác theo quy định của pháp luật.

– Người có thẩm quyền trên cơ sở quy định tại Điểm a Khoản này để quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh Tổng mức đầu tư của các dự án.

  • Bình luận: Giá trọn gói cho thiết bị và dịch vụ nhập khẩu, trong khi giá điều chỉnhcho phần xây dựng, lắp đặt và gia công chế tạo trong nướclà không hợp lý. Người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền quyết định, đầu tư được quyết định giá hợp đồng là quy định không có cơ sở. Bởi người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ được lựa chọn hình thức giá hợp đồng cho phù hợptheo căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô của gói thầu EPC và chấp thuận giá điều chỉnh nếu vượt giá gói thầu được phê duyệt. Việc điều chỉnh giá hợp đồng cũng phải được thực hiện theo quy định của Thông tư  07/2016/TT-BXDhướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.

 

  • Thu xếp vốn cho Dự án
Thông thườngĐặc thù
– Bộ Tài chính thực hiện việc bảo lãnh cho chủ đầu tư vay vốn nước ngoài theo quy định của Luật quản lý nợ công và Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.(đã hết hiệu lực ngày 01/03/2017)

– Vốn vay thương mại trong nước:

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại trong nước bố trí đủ vốn cho chủ đầu tư vay theo yêu cầu thực tế của từng dự án.

+ Cho phép các tổ chức tín dụng được cho vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng và vượt 25% vốn tự có đối với nhóm khách hàng có liên quan khi xem xét cho vay vốn dự án thuộc danh mục các dự án điện cấp bách. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, phê duyệt mức cấp tín dụng cụ thể theo đề nghị của các ngân hàng thương mại đối với từng dự án.

+ Cho phép các tổ chức tín dụng trong nước được miễn thẩm định hiệu quả kinh tế, tài chính đối với từng dự án truyền tải điện riêng rẽ khi xem xét cho chủ đầu tư vay vốn thực hiện dự án truyền tải điện cấp bách.

 

GTV (trực tiếp) 11-4-2020:

https://www.facebook.com/1529568040388744/videos/3015382071848076/

[1]https://www.vietnamplus.vn/du-an-nhiet-dien-thai-binh-2-khi-nut-that-duoc-thao-go/633474.vnp truy cập ngày 10/04/2020

[2]https://www.vietnamplus.vn/du-an-nhiet-dien-thai-binh-2-khi-nut-that-duoc-thao-go/633474.vnp truy cập ngày 10/04/2020

[3]https://www.vietnamplus.vn/du-an-nhiet-dien-thai-binh-2-khi-nut-that-duoc-thao-go/633474.vnp truy cập ngày 10/04/2020

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,905