2.978. Tính cấp bách của việc ban hành Luật Xử lý nợ xấu

(THCL) – Đó là nhấn mạnh của các chuyên gia tại hội thảo “Cần Luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng”.

Tại hội thảo “Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng” do Báo Lao Động phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng tổ chức ngày 19/02, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến tính cấp bách của việc luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu, giúp khơi thông nguồn vốn phục vụ cho việc phục hồi và phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng cho rằng, hiệu quả của Nghị quyết 42 đã tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Đặc biệt đã phá tan “cục máu đông” nợ xấu trong nền kinh tế, đưa dòng vốn luân chuyển vào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh.

Từ đó, tạo tiềm lực cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trong thời gian đó đổi mới ứng dụng công nghệ, chuẩn bị trước một bước cho giai đoạn tiếp theo. Khi dịch Covid-19 xảy ra, do có sự chủ động cũng như xử lý nợ xấu đã hỗ trợ ngân hàng vượt qua khó khăn, tích luỹ lợi nhuận và đầu tư bổ sung vào công nghệ.

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42 vẫn còn phát sinh nhiều khó khăn và vướng mắc trong: Thu giữ tài sản bảo đảm (TSBĐ), quy định xử lý đối với từng loại TSBĐ (động sản và bất động sản), các tài sản đặc thù, những trường hợp đặc biệt; việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán từ tiền bán/phát mại TSBĐ; nhận lại TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự; nguyên tắc áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu…

Tính cấp bách của việc ban hành Luật Xử lý nợ xấu. Ảnh minh họa internet.

Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, vấn đề TSĐB và thứ tự ưu tiên tiền thanh lý TSĐB hiện naychưa thống nhất. Bộ Tài chính cần làm rõ hơn về thuế và phí khi chuyển nhượng tài sản. “Áp lực nợ xấu đang ngày một hiện hữu, việc gia hạn Nghị quyết 42 và tiến tới là luật hóa Nghị quyết 42 là những bước đi cần thiết”, ông Cấn Văn Lực nói.

Theo TS. Cấn Văn Lực, các giải pháp mạnh mẽ để xử lý triệt để nợ xấu, đặc biệt các giải pháp liên quan đến khung pháp lý, cần phải được đặc biệt chú trọng trong năm 2022 nhằm tháo gỡ rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế.

Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC nhấn mạnh, cần hoàn thiện chính sách xử lý nợ xấu theo hướng quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn, hợp lý hơn, khả thi hơn và hợp lý nhất là nâng Nghị quyết 42 lên thành luật, để bảo đảm việc xử lý kịp thời, có hiệu quả nợ xấu. Trường hợp không kịp ban hành hoặc không ban hành Luật, thì cần tiếp tục duy trì hiệu lực của Nghị quyết này.

Dưới góc độ ngân hàng thương mại, ông Trần Minh Đạt, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) khẳng định, từ khi Nghị quyết 42 được thực hiện thì các tổ chức tín dụng được đa dạng trong việc xử lý nợ xấu. Qua đó, khách hàng cũng hợp tác hơn trong trả nợ, hạn chế những chủ tài sản chây ì. Tuy nhiên, câu chuyện xử lý nợ của các ngân hàng trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 còn khó khăn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng và công tác xử lý nợ xấu.

Còn ông Phan Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) kiến nghị nghiên cứu, luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay. Trước tiên là giải quyết xung đột pháp luật; bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật cần thiết. Đồng thời, cần đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật về xử lý nợ xấu, nhằm giải quyết các vướng mắc phát sinh.

Q.N (t/h)

————

Thương hiệu & Công luận (Kinh tế) 20-02-2022 (88/778):

https://thuonghieucongluan.com.vn/tinh-cap-bach-cua-viec-ban-hanh-luat-xu-ly-no-xau-a163055.html

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

427. Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến...

(VTV3) Bình luận về Luật siêu dễ: Hồi hộp đến phút cuối với chủ đề...

Phỏng vấn 

4.359. Trái phiếu doanh nghiệp, chưa kịp 'hồi' lại...

Trái phiếu doanh nghiệp, chưa kịp 'hồi' lại lo siết (TN) - Bộ Tài...

Trích dẫn 

3.844. Làm thế nào để nhận bồi thường bảo...

(NĐT) Làm thế nào để nhận bồi thường bảo hiểm do bão Yagi? (NĐT)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 222,661