2.976. Bộ Y tế chưa cập nhật được giá trúng thầu

(TT) – Kết quả kiểm toán ghi nhận việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất, dụng cụ phục vụ khám chữa bệnh tại các địa phương hầu hết chỉ dựa trên báo giá của các nhà cung ứng mà không căn cứ trên kết quả trúng thầu của năm trước.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) – Ảnh: NAM TRẦN

Kết quả kiểm toán đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế được Kiểm toán Nhà nước công bố năm 2019 (tổng hợp kết quả kiểm toán từ 276 báo cáo kiểm toán tại 204 đơn vị được kiểm toán trong năm 2016 của Kiểm toán Nhà nước) cho thấy một số nguy cơ trong đấu thầu mua sắm trong ngành y tế đã được chỉ ra.

“Bộ Y tế chưa cập nhật được giá trúng thầu của vật tư, hóa chất trên phạm vi toàn quốc để làm cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xây dựng và phê duyệt giá kế hoạch, lựa chọn nhà thầu.

Kết quả kiểm toán được Kiểm toán Nhà nước công bố năm 2019

Hầu hết các bệnh viện có sự phê duyệt giá kế hoạch khác nhau cho một loại vật tư, hóa chất và cùng một nhà cung cấp, giữa giá được phê duyệt cao nhất và thấp nhất có sự khác biệt rất lớn.

Trong khi đó, cơ quan kiểm toán cũng ghi nhận nhiều loại vật tư, hóa chất tại các đơn vị được kiểm toán có giá trúng thầu giảm so với giá kế hoạch được duyệt.

Cụ thể, Bệnh viện K có 7 loại hóa chất giảm từ 34,9-449,5%, Viện Huyết học truyền máu trung ương có 4 loại hóa chất giảm từ 33-191%, Bệnh viện Thống Nhất có 5 loại hóa chất giảm từ 40,3-238,3%.

Kết quả kiểm toán tại 11 tỉnh, TP cũng ghi nhận tổng số trang thiết bị hỏng, sử dụng hạn chế lên tới 1.225 thiết bị, với chi phí đấu thầu, mua sắm hơn 370 tỉ đồng, trong đó số thiết bị hỏng không khắc phục được là 649 thiết bị, thiết bị hỏng chưa được sửa chữa là 120, thiết bị chưa hoặc ít sử dụng là 456 thiết bị.

Nhiều thiết bị được đầu tư mới nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc vừa đưa vào sử dụng đã hỏng.

Luật sư Trương Thanh Đức: Cần làm rõ khả năng trục lợi

Suy cho cùng đấu thầu điện tử hay đấu thầu tập trung thì yếu tố con người vẫn quyết định. Nhà thầu luôn vì lợi nhuận và luôn muốn tăng giá cao nhất. Còn cơ quan nhà nước luôn phải là người giám sát.

Mua máy xét nghiệm COVID-19 bằng tiền thuế của dân thì cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát. Thực tế mua với giá bao nhiêu tùy thuộc hiệu quả sử dụng của máy móc.

Vì thế để có giá chính xác, các cơ quan nhà nước phải tỉnh táo. Còn hiện tượng tăng giá máy xét nghiệm đồng loạt, theo tôi, với khung pháp luật đấu thầu hiện tại thì vẫn phải kỳ vọng vào đạo đức của người đại diện cơ quan nhà nước đứng ra mua sắm thiết bị.

Cần làm rõ có hay không dấu hiệu trục lợi của các quan chức địa phương trong vụ việc này.

ĐỨC TUÂN

—————————–

Tuổi trẻ (Sức khỏe) 04-5-2020:

https://tuoitre.vn/bo-y-te-chua-cap-nhat-duoc-gia-trung-thau-20200504080459026.htm

(169/595)

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế...

Hãy nhìn từ mục tiêu của việc đánh thuế bất động sản. [caption id="attachment_42152"...

Bình luận 

435. Bình luận hội trường về sở hữu ngân hàng.

Bình luận hội trường về sở hữu ngân hàng. (Phát biểu tại Hội thảo...

Phỏng vấn 

4.403. Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao?

Temu dừng bán, quyền lợi người dùng ra sao? (HTV) - Theo thông báo từ Temu,...

Trích dẫn 

3.949. ‘Bù nhìn’ trong ngân hàng.

‘Bù nhìn’ trong ngân hàng. (NQT) - Thành viên hội đồng quản trị độc...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 234,008