2.983. Cổ đông sở hữu từ 2.000 cổ phiếu Saigonres mới được dự ĐHCĐ: Trái luật và ngớ ngẩn

(NĐT) – CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) với lí do “để hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng” chỉ cho phép các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 2.000 cổ phiếu trở lên tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Theo Luật sư Trương Thanh Đức, như vậy thật ngớ ngẩn và hoàn toàn trái luật. 

Nghị quyết HĐQT Saigonres nêu rõ, HĐQT chỉ mời các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 2.000 cổ phần trở lên tham dự đại hội đồng cổ đông năm 2020

CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) vừa công bố thông tin liên quan đến việc tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 dự kiến diễn ra vào ngày 10/6 tới đây.

Cụ thể, Nghị quyết HĐQT Saigonres nêu rõ, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, HĐQT chỉ mời các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 2.000 cổ phần trở lên tham dự đại hội.

Các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 2.000 cổ phiếu nếu có ý kiến đóng góp về các vấn đề trong Chương trình họp ĐHĐCĐ gửi thư đến Văn phòng công ty hoặc gửi email trước ngày 6/6. HĐQT sẽ tập hợp các ý kiến đóng góp và đưa vào chương trình thảo luận tại đại hội.

ĐHĐCĐ thường niên là dịp để các cổ đông đối thoại trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp, qua đó tham gia bàn bạc, biểu quyết, quyết định thông qua hay không thông qua những đề xuất định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm đó.

Việc không thể tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên sẽ ảnh hưởng lớn tới quyền lợi chính đáng của các cổ đông để đóng góp ý kiến, quan điểm vào hoạt động của doanh nghiệp mình đang sở hữu. HĐQT doanh nghiệp cũng đang vi phạm một cách nghiêm trọng quyền lợi chính đáng của cổ đông – người đã góp vốn vào xây dựng doanh nghiệp đó.

Nói về Nghị quyết nêu trên của HĐQT Saigonres, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng đây là lỗi “ngớ ngẩn”, khó chấp nhận và trái luật.

“Các cổ đông đều có quyền như nhau, dù chỉ sở hữu 1 cổ phiếu thì vẫn là cổ đông và có quyền tham tham gia Đại hội đồng cổ đông như cổ đông sở hữu hàng triệu cổ phiếu”, ông Đức nói. 

Với trường hợp cụ thể như Saigonres, ông Đức cho rằng cổ đông nhỏ lẻ có thể kiện doanh nghiệp ra tòa và tòa chắc chắn sẽ tuyên Nghị quyết trên là vô giá trị.

Còn nếu lo việc kiện ra toà rườm rà thì các cổ đông nhỏ lẻ có thể liên kết lại với nhau để tẩy chay Nghị quyết của HĐQT doanh nghiệp; cùng nhau không thông qua các Nghị quyết được ĐHĐCĐ đưa ra; yêu cầu dừng, hoãn họp ĐHĐCĐ cho tới khi HĐQT tuân thủ quy định của pháp luật.

Tuy nhiên ông Đức cũng cho rằng, dù thế nào thì trong trường hợp này cổ đông nhỏ lẻ vẫn ở thế yếu. Vì theo quy định hiện nay, chỉ cần số cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết là đã có thể tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên và cũng chỉ cần 51% trong số 51% tổng số phiếu có quyền biểu quyết đồng ý là đã thông qua được Nghị quyết của HĐQT.

“Như vậy, có thể chỉ cần có được sự đồng ý của 26% tổng số phiếu có quyền biểu quyết là đã có thể làm nên một ĐHĐCĐ thành công. Vì thế, nếu cổ đông nhỏ lẻ không lên tiếng ngay ở thời điểm hiện tại mà cứ chấp nhận sai phạm của HĐQT thì có thể dẫn tới hậu quả nặng nề hơn về sau”, ông Đức nói.

Về lý do được HĐQT Saigonres đưa ra để giới hạn cổ đông tham dự ĐHĐCĐ, ông Đức cho rằng như vậy là rất vô lý, chiểu theo luật thì không có bất cứ lý do bất khả kháng nào có thể được viện dẫn cho việc giới hạn quyền lợi chính đáng của cổ đông là tham gia ĐHĐCĐ thường niên.

“Nếu là vì dịch COVID-19, HĐQT lo ngại lây nhiễm dịch bệnh, không thể tổ chức tại khán phòng thì có thể tổ chức ở không gian rộng hơn, mở hơn. Hoặc có thể làm như đa số các doanh nghiệp đang làm là lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ cho đến khi nào không còn lo ngại vì dịch bệnh”, ông Đức nhấn mạnh.

ĐÌNH VŨ

—————————–

Nhà đầu tư (Tài chính) 08-5-2020:

https://nhadautu.vn/co-dong-so-huu-tu-2000-co-phieu-saigonres-moi-duoc-du-dhcd-trai-luat-va-ngo-ngan-d37144.html

(512/824)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.712. Hàng loạt vụ mất tiền trên tài khoản,...

(KTĐT) - Dồn dập các vụ mất tiền trên tài khoản, rồi mất ở sổ...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,634