200. Cho đó mà cấm.

(ANVI) – Tín dụng là đụng cả đống rủi ro, nên trước sau đâu đó luôn phải nghiêng ngó âu lo chiêu trò sao cho đầy đủ, chặt chẽ, kín kẽ các biện pháp bảo đảm hợp đồng tiền nong, mong ngày thoát nạn mất gốc, thiệt lãi, hại mình, kinh người.

Hai Luật Đất đai 2003 và 2013 đều ra quy định với doanh nghiệp thì đất đai cứ là việc “thế chấp tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam”. Tương tự như thế với hai Luật Nhà ở 2005 và 2014. Cặp Luật đời 2003 – 2005 áp vào cùng thời với Luật Các tổ chức tín dụng 1997 thì còn có thể hiểu theo kiểu ni: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải là tổ chức tín dụng được phép thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, tức là doanh nghiệp có thể thế chấp nhà đất tại tổ chức đó.

Nhưng đến cặp Luật nhà – thổ đời sau 2013 – 2014 thì lại phải cùng nhau chung sống hòa bình với Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Luật này chẻ rõ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng. Vậy thế là hóa ra nhà đất của doanh nghiệp không còn được phép thế chấp tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Dù chẳng luật nào cấm, nhưng lại cứ phải hiểu ẩn ý loằng ngoằng thì là rằng không được phép.

Cứ liên tục luật đổi sao dời thì doanh nghiệp tha hồ với tơi bời hoa lá chắp vá khái niệm, liên kết lộn phèo, chồng chéo mâu thuẫn, luẩn quẩn áp dụng, khủng hoảng luật chơi.

Ngày 17-5-2017

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.280. ‘Giải mã cùng luật sư’: Cần lưu ý gì...

(TT) - Quý vị đang lắng nghe chuyên mục Podcast “Giải mã cùng luật sư’’...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,531