208. Bình luận Dự án điều tra thực tiễn thi hành Bộ luật Dân sự.

(ANVI) – Hội đồng nghiệm thu Bộ Tư pháp[1

Hà Nội 03-01-2014    

Đề cương phát biểu tại cuộc họp Hội đồng nghiệm thu Đề tài cấp bộ “Thực tiễn thi hành một số chế định của Bộ luật Dân sự năm 2005 phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện Pháp luật Dân sự”

  1. Nhận xét chung:
  • Dự án công phu, khoa học, phân tích được khá đầy đủ và kiến nghị những giải pháp giải quyết vướng mắc, bất hợp lý của Bộ luật Dân sự hiện hành.
  • Còn thiếu tính khái quát và chưa đi vào giải quyết vấn đề gốc rễ, cốt lõi.
  1. Về chủ thể quan hệ dân sự:
  • Xác định rõ nguyên tắc xác định thế nào?
  • Chỉ có 2 chủ thể cá nhân và pháp nhân, không thể là đủ thứ chủ
  • Bỏ hộ gia đình, tổ hợp tác và các chủ thể là tổ chức không phải là pháp nhân.
  1. Về chế định sở hữu:
  • Nhất trí với 3 hình thức sở hữu, bỏ cách liệt kê lộn tùng phèo, vô căn cứ hiện hành
  • Nơi để xe phải là sở hữu chung;
  • Luật Nhà ở mới vẫn lằng nhằng chung, riêng.
  1. Về quan điểm bỏ khỏi BLDS những gì đã quy định ở các luật khác:
  • Chưa xác định được nguyên tắc cần đưa những nội dung nào vào BLDS, không hôn nhân, không đất đai, không nhà ở, không sở hữu trí tuệ,…
  • Nếu thế thì đến lúc không còn gì cả, vì luật riêng ngày càng nhiều, vô hiệu hoá luật chung
  • Nguyên tắc áp dụng pháp luật chung, riêng, để ở Bộ luật này hay Luật ban hành?
  • Bỏ một số hợp đồng vì lý do trùng luật khác là không thoả đáng, ví dụ:
  • Nói hợp đồng vận chuyển đã có trong Bộ luật Hàng hải, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, nhưng còn các hợp đồng vận chuyển khác không có trong Luật Đường sắt, Luật giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thuỷ, rồi sau này còn tàu điện ngầm,….
  • Hợp đồng tín dụng trước được quy định chi tiết trong Luật các TCTD năm 1997, nhưng nay đã không còn trong Luật các TCTD năm 2010.
  1. Tính bao quát và thực tiễn:
    • Cần xem lại một số khái niệm nền tảng:
  • Pháp nhân, sửa cơ bản theo hướng nới lỏng điều kiện;
  • Cá nhân thay bằng thể nhân
    • Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng cần được thể hiện rõ hơn để cơ quan nhà nước không hành dân, không bị bắt lỗi, tù tội, không biết xử lý thế nào, như
  • Gia hạn trái phiếu doanh nghiệp, không cấm cũng không cho, vậy được làm hay không được làm?
  • Kinh doanh trái phép
    • Ban quản trị nhà chung cư là loại gì:
  • Thiết kế thế nào để các chủ thể này tham gia giao dịch?
  • Trưởng ban là bị đơn trong vụ tranh chấp xác định quyền sở hữu tầng hầm chung cư?

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

Hội đồng nghiệm thu thành lập theo Quyết định số 3160/QĐ-BTP ngày 30-12-2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, gồm 7 người:

  1. PGS, TS Hoàng Thế Liên, Thứ trưởng BTP, Chủ tịch Hội đồng;
  2. PGS, TS Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ PLDSKT, phản biện 1;
  3. PGS, TS Phùng Trung Tập, Giảng viên Trường Đại học Luật, phản biện 2;
  4. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI;
  5. TS Nguyễn Minh Hằng, Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội;
  6. TS Nguyễn Văn Cường;
  7. TS Nguyễn Văn Hiển, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý.

[1]   Bài thứ 16 trong loạt bài tham gia xây dựng Bộ luật Dân sự năm 2015.

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.710. Sự cố VNDirect: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi...

(VOV.VN) - Ngày thứ 3 kể từ thời điểm tạm dừng hoạt động, hệ thống...

Bình luận 

ANVI Luận cứ: Không thể áp dụng nguyên tắc bất...

Luận cứ bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong Vụ án Trương Mỹ Lan...

Phỏng vấn 

4.268. Luật sư kiến nghị đánh giá lại tội danh...

(QHTV) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 201,581