219. Nhiều quy định Bộ Luật Dân sự không khả thi!

(PLVN) – Hôm qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Bộ Phát triển Anh quốc tổ chức Hội thảo Hoàn thiện Báo cáo rà soát Bộ luật Dân sự (BLDS).

Có trường hợp cho vay vượt “trần” tới 900%. Ảnh minh họa

 

Băn khoăn tư cách chủ thể của hộ gia đình

Theo luật sư Trần Thị Quang Hồng (Trưởng nhóm nghiên cứu rà soát BLDS) thực tế, quy định về người định đoạt tài sản của hộ gia đình trong BLDS  mâu thuẫn với Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp và chính bản thân BLDS. Cụ thể, theo quy định tại Điều 107 thì giao dịch do chủ hộ đại diện sẽ có hiệu lực đối với cả hộ gia đình (phát sinh quyền và nghĩa vụ của cả  hộ gia đình), trong khi Điều 109 lại yêu cầu phải có sự đồng ý của các thành viên từ 15 tuổi trở lên mới có hiệu lực.

Điều 146 Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai quy định khi chuyển quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của hộ gia đình phải được tất cả thành viên đủ năng lực hành vi dân sự (tức là từ đủ 18 tuổi) đồng ý. Điều này có nghĩa là nếu áp dụng theo Luật Đất đai thì giao dịch chuyển quyền sử dụng đất có thể bị vô hiệu theo quy định của BLDS… Tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị: trong trường hợp duy trì tư cách chủ thể của hộ gia đình trong BLDS thì cần sửa đổi theo hướng các giao dịch phải được sự đồng ý của thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên và sửa tương ứng trong các quy định của Luật Đất đai và quy định về đăng ký kinh doanh.

Hay quy định về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Điều 133 quy định “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.

Các ý kiến cho rằng, cần sửa đổi quy định này theo hướng người xác lập giao dịch khi không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình chỉ được yêu cầu tuyên giao dịch đó vô hiệu khi đáp ứng được các yêu cầu sau: người đó không có lỗi khi để bản thân mình rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và bên kia biết hoặc buộc phải biết người xác lập giao dịch với mình đang ở tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; hoặc việc người đó rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình là do lỗi của bên kia trong giao dịch; hoặc việc tuyên giao dịch vô hiệu không gây thiệt hại cho bên kia ngay tình trong giao dịch.

Có trường hợp cho vay vượt “trần” tới 900%

Phát biểu tại hội thảo, Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI đề nghị bỏ chủ thể hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự, vì “tù mù, không có căn cứ pháp lý’. Theo ông Đức, không thể xác định thế nào là “tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình”, dẫn đến tình trạng, “cứ 10 giao dịch thế chấp tài sản tại ngân hàng liên quan đến hộ gia đình, thì 9 vụ rơi vào tình trạng mông lung, không chắc chắn, không yên tâm, dù đã được công chứng”. Do đó, mỗi công chứng viên, mỗi tổ chức công chứng lại suy luận và “quyết” một kiểu thủ tục khác nhau khi chứng nhận giao dịch hợp đồng liên quan đến tài sản của hộ gia đình.

Về lãi suất cho vay và chậm trả (các điều 305, 404, 576, 709), theo ông Đức, nếu cứ theo đúng quy định của BLDS thì lãi suất cho vay tại thời điểm 9/2011 tối đa là 13,5%/năm (thấp hơn “trần” lãi suất huy động của ngân hàng hiện tại là 14%/năm). Thực tế, việc cho vay ở bên ngoài ngân hàng đều vượt xa “trần” lãi suất theo quy định tại BLDS, thậm chí có trường hợp lên đến 720%, hay 900%.

Đối với lãi suất nợ quá hạn hiện nay thì chưa có quy định ngoại lệ cho ngân hàng, cho nên gần như 100% các ngân hàng đang áp dụng sai luật, tức là tính bằng 150% lãi suất trong hạn, chứ không hề tính “theo lãi suất cơ bản”, tức là chỉ được phép cộng thêm không quá 9%/năm theo đúng quy định của BLDS năm 2005. Vì vậy, luật sư này đề nghị pháp luật cần quy định một mức giới hạn cố định, ví dụ lãi suất cho vay không quá 36%/năm, lãi suất chậm trả không quá 90%/năm và sau một số năm thì Quốc hội hoặc Chính phủ sẽ quyết định thay đổi cho phù hợp.

Mai Hoa

———————————-

Pháp luật Việt Nam 15-9-2011:

http://phapluatvn.vn/tuphap/201109/Nhieu-quy-dinh-Bo-Luat-dan-su-khong-kha-thi-2058325/

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.744. Tín hiệu tích cực của ngành bảo hiểm...

(DĐDN) - Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến tháng 3/2024, tổng tài...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.284. Hủy lệnh ngăn chặn giao dịch nhiều bất...

(TT) - Được bà Trương Mỹ Lan nhờ người đứng tên hộ, sau đó bất...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 209,697