220. Luật Dân sự đang bộc lộ nhiều hạn chế

(DĐDN) – Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực từ 01/01/2006, bên cạnh những ưu điểm nổi bật đã dần bộc lộ những hạn chế gây cản trở cho hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp, đòi hỏi phải sửa đổi.

Nhiều đại biểu có mặt tại hội thảo hoàn thiện báo cáo rà soát luật Bộ luật Dân sự do VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng 14/9 tại Hà Nội cho rằng, Bộ Luật Dân sự đã có nhiều quy định tạo cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp trình quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, có quá nhiều những quy định rườm rà, không cần thiết, tạo thêm chi phí hoặc rủi ro cho doanh nghiệp.

 

Gần như 100% các ngân hàng đang áp dụng sai luật

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI cho biết, nếu như theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự, lãi suất cho vay tại thời điểm 9/2011 tối đa là 13,5%/năm (thấp hơn trần lãi suất huy động của ngân hàng là 14%/năm). Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết việc cho vay đều vượt xa trần lãi suất này, gấp tới vài lần đến vài chục lần, thậm chí cho vay lên đến 720%/năm (Báo Pháp luật TP HCM 10/11/2009) hay 900%/năm (Báo Pháp luật Việt Nam 22/9/2010). Riêng các ngân hàng, là người cho vay chuyên nghiệp nhất, lại được phép áp dụng cơ chế riêng, không bị giới hạn trần lãi suất cho vay. “Nhưng đối với lãi suất nợ quá hạn hiện nay, thì chưa có quy định ngoại lệ cho ngân hàng, cho nên gần như 100% các ngân hàng đang áp dụng sai luật, là cứ tính bằng 150% lãi suất trong hạn như thời xa xưa, chứ không tính “theo lãi suất cơ bản”, tức là chỉ được phép cộng thêm không quá 9%/năm theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005” – ông Đức nói.

LS Đức bức xúc: “Đây là những quy định trái khoáy đến mức ngang ngược nhất của pháp luật, chống lại thực tế cuộc sống, cho nên cũng bị vi phạm một cách phổ biến nhất, ngang nhiên nhất. Kể cả lãi suất cơ bản tăng lên 14%/năm thì giới hạn lãi suất cho vay và quá hạn của Bộ luật Dân sự cũng vẫn không thể chấp nhận được”.

Góp ý về việc nhóm chuyên gia rà soát Báo cáo khuyến nghị: Không dùng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố làm căn cứ tính lãi cho vay và chậm trả, mà căn cứ vào lãi suất cho vay trên thị trường cộng với một tỷ lệ phạt nhất định. LS Đức cho rằng, nếu chỉ dừng lại ở quy định như Điều 306 về “Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán”, của Luật Thương mại: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”, thì cũng vẫn dẫn đến bế tắc và có xác định được bởi đó là những con số thay đổi liên tục, rất khó khăn trong việc áp dụng.

Vì vậy, LS Đức đề nghị, cần quy định một mức giới hạn cố định, ví dụ lãi suất cho vay không quá 36%/năm, lãi suất chậm trả không quá 90%/năm. Và sau một số năm, thì Quốc hội hoặc Chính phủ sẽ quyết định thay đổi cho phù hợp.

Nên có quy định về giao dịch tài sản chưa có thật

Theo luật sư Lê Quốc Đạt – Giám đốc Công ty Luật TNHH Trí Tuệ, giao dịch tài sản chưa có thật (VD: Điện thoại di động Iphone 4G sắp nhập khẩu, các sản phẩm công nghiệp đang được thiết kế, các dự án xây dựng nhà vườn…) hoặc tài sản sẽ hình hành trong tương lai là một vấn đề cần được bộ Luật Dân sự quan tâm đúng mức, có những quy định mới để điều chỉnh, bởi: đối tượng giao dịch những loại tài sản trên là những tài sản chưa có thật, người mua không thể nhìn thấy, dùng thử hoặc đo đạc chính xác được kích thước trọng lượng nhưng vì nhu cầu, vì lòng tin hoặc vì hám lợi nên giao dịch vẫn diễn ra không cần biết đến hậu quả.

Thiệt hại đầu tiên cho người mua khi giao dịch thất bại là họ bị chiếm dụng vốn, đặc biệt là những người sử dụng vốn huy động, vốn vay ngân hàng. LS Lê Quốc Đạt lấy dẫn chứng: “Có những giao dịch bất động sản bị chiếm dụng vốn huy động với số lượng lớn, kéo dài hàng năm trời, nhà đầu tư khi đòi được vốn gốc qua nhiều lần hẹn và nhiều lần trả nhỏ giọt đã toát cả mồ hôi, không dám hoặc không còn sức để đòi lãi không kỳ hạn đã bị chủ đầu tư chiếm dụng… Có những giao dịch vì lời qua tiếng lại dẫn đến xích mích, thách đố lẫn nhau, xô xát và từ giao dịch dân sự đã trở thành quan hệ “hình sự”…”

Hồ Hường

—————————————

Diễn đàn DN 15-9-2011:

http://dddn.com.vn/20110914042644259cat104/luat-dan-su-dang-boc-lo-nhieu-han-che.htm

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.744. Tín hiệu tích cực của ngành bảo hiểm...

(DĐDN) - Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến tháng 3/2024, tổng tài...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.284. Hủy lệnh ngăn chặn giao dịch nhiều bất...

(TT) - Được bà Trương Mỹ Lan nhờ người đứng tên hộ, sau đó bất...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 209,701