227. Bất cập về lãi suất chậm thi hành án

(ĐTCK) – Quy định về lãi suất cho vay và chậm trả trong những năm gần đây liên tục thay đổi, vô cùng rắc rối, bất bình đẳng giữa giao dịch trong và ngoài các tổ chức tín dụng, đặc biệt là có sự bất cập lớn về lãi suất chậm thi hành án theo bản án, quyết định của tòa án.

Lãi chậm trả theo lãi suất cho vay

Giai đoạn từ 7/1996 – 6/2006 (Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực), người chậm trả nợ theo bản án phải trả lãi theo lãi suất cho vay, hoặc lãi suất quá hạn tương ứng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đó là quy định tại Khoản 2, Điều 313 về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Bộ luật Dân sự năm 1995.

Theo Mục 1, Phần III, Thông tư liên tịch số 01-TT/LT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản, nếu bên có nghĩa vụ mà chậm trả nợ theo bản án, thì phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn theo một trong hai loại.

Đối với nghĩa vụ trả nợ cho các tổ chức tín dụng, thì người vay phải chịu lãi suất theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định. Đối với các nghĩa vụ trả nợ khác, thì phải trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Trong thời kỳ này, lãi suất trong hạn dao động từ 13 – 26,4%/năm và lãi suất quá hạn được quy định không quá 150% lãi suất trong hạn.

Lãi chậm trả theo lãi suất cơ bản

Giai đoạn từ 7/2006 đến 12/2016 (Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực), người chậm trả nợ theo bản án phải trả lãi theo lãi suất cơ bản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều này được quy định tại Khoản 2, Điều 305 về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Bộ luật Dân sự năm 2005. Như vậy, không có sự phân biệt việc tính lãi chậm thi hành án trong hay ngoài các tổ chức tín dụng.

Trong thời kỳ này, lãi suất cơ bản dao động trong khoảng 8 – 14%/năm. Từ ngày 5/11/2010 đến nay, lãi suất cơ bản giữ nguyên một mức là 9%/năm theo Quyết định số 2619/QĐ-NHNN ngày 5/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Lãi chậm trả theo thỏa thuận

Giai đoạn từ tháng 1/2017 trở đi (Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực), người chậm trả nợ theo bản án phải trả lãi theo lãi suất do các bên thỏa thuận, có thể từ 0 – 20%/năm. Nếu các bên không thỏa thuận được, thì lãi suất chậm trả sẽ được tính là 10%/năm. Đó là quy định tại Điều 375 về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm đã được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đã yêu cầu ghi nhận vào bản án nội dung sau: Sau khi đã có bản án, khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho tổ chức tín dụng khoản tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay, thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay.

Chúng tôi cho rằng, hướng dẫn trên có ít nhất 3 điểm sai và bất hợp lý.

Thứ nhất, sau khi đã có bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án, thì mọi vấn đề tranh chấp cũng như mọi nghĩa vụ của các bên đã kết thúc và kết quả cuối cùng phải được ấn định một cách rõ ràng, cụ thể trong bản án, chứ không thể nào tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận như trước khi tòa án ra phán quyết.

Thứ hai, sau khi đã có bản án, thì đã hoàn toàn chấm dứt mọi quan hệ hợp đồng, nên không còn tồn tại bất cứ thỏa thuận nào giữa các bên, kể cả về lãi suất và đặc biệt là về việc điều chỉnh lãi suất trong quá trình thi hành án.

Thứ ba, chỉ các tổ chức tín dụng, còn các đối tượng khác không được phép thỏa thuận về lãi suất chậm thi hành án, là sự bất bình đẳng trong giao dịch dân sự và giữa các chủ thể khác nhau.

Như vậy, án lệ nêu trên cần phải bị bãi bỏ, vì trái với quy định của Bộ luật Dân sự, thậm chí chứa đựng nội dung vi hiến.

Kiến nghị thay đổi

Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi suất, phạt vi phạm. Theo đó, dự thảo chấp nhận lãi suất chậm thi hành án của mọi đối tượng đều được thực hiện thỏa thuận.

Riêng tổ chức tín dụng thì được phép vượt trần lãi suất 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Nếu các bên không có thỏa thuận, thì lãi suất chậm trả được tính theo mức 10%/năm.

Tuy dự thảo không nhắc đến “theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng”, nhưng vẫn có sự bất hợp lý như đã phân tích ở trên. Các bên chỉ có thể thỏa thuận về lãi suất trong quá trình thi hành án, sau khi đã có bản án, quyết định của tòa án. Và nếu có thỏa thuận này, thì hoàn toàn không cần quy định trong Nghị quyết.

Trường hợp đề cập đến thì cần phải hướng dẫn rõ là thỏa thuận lãi suất được diễn ra trong giai đoạn thi hành án, để tránh việc nhầm lẫn với thỏa thuận lãi suất trước khi có bản án. Khi đó, nếu bên phải thi hành án chấp nhận mức lãi suất chậm trả cao hơn 10%/năm, thậm chí cao hơn 20%/năm, thì cũng là hợp lý.

Điều này khác biệt cơ bản với thỏa thuận theo hợp đồng trước khi có bản án, lãi suất chậm thi hành án có thể lên đến 100%, bằng với mức lãi suất phạm tội cho vay lãi nặng. Và quan trọng nhất là bản án sẽ không bao giờ ghi nhận câu “lãi suất chậm thi hành án theo thỏa thuận của các bên”.

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC 

(1.290/1.290)

——————-
Bài viết gửi đăng Báo ĐTCK                                                                        Hà Nội 10-11-2017

 

BẤT CẬP VỀ LÃI SUẤT CHẬM THI HÀNH ÁN

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Trọng tài viên VIAC

Lãi suất cho vay và chậm trả trong những năm gần đây liên tục được thay đổi, vô cùng rắc rối, bất bình đẳng giữa giao dịch trong và ngoài các tổ chức tín dụng, đặc biệt là có sự bất cập rất lớn về lãi suất chậm thi hành án theo Bản án, Quyết định của Tòa án.

Lãi chậm trả theo lãi suất cho vay

Giai đoạn từ 7-1996 đến 6-2006 (Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực), người chậm trả nợ theo bán án thì phải trả lãi theo lãi suất cho vay hoặc lãi suất quá hạn tương ứng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đó là quy định tại khoản 2, Điều 313 về “Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 1995.

Mục 1, Phần III, Thông tư liên tịch số 01-TT/LT ngày 19-6-1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính “Hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản” đã quy định rõ: Nếu bên có nghĩa vụ mà chậm trả nợ theo bản án, thì “phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn” theo một trong hai loại. Đối với nghĩa vụ trả nợ cho các tổ chức tín dụng thì người vay phải chịu lãi suất “theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định”. Đối với các nghĩa vụ trả nợ khác thì phải trả “theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định”.

Trong thời kỳ này, lãi suất trong hạn dao động từ 13 – 26,4%/năm và lãi suất quá hạn được quy định không quá 150% lãi suất trong hạn.

Lãi chậm trả theo lãi suất cơ bản

Giai đoạn từ 7-2006 đến 12-2016 (Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực), người chậm trả nợ theo bán án thì phải trả lãi theo lãi suất cơ bản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều này được quy định tại khoản 2, Điều 305 về “Trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Bộ luật Dân sự năm 2005. Như vậy, không có sự phân biệt việc tính lãi chậm thi hành án trong hay ngoài các tổ chức tín dụng.

Trong thời kỳ này, lãi suất cơ bản dao động trong khoảng 8 – 14%/năm. Từ ngày 05-11-2010 đến nay, lãi suất cơ bản giữ nguyên một mức là 9%/năm theo Quyết định số 2619/QĐ-NHNN ngày 05-11-2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Lãi chậm trả theo thỏa thuận

Giai đoạn từ 01-2017 trở đi (Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực), người chậm trả nợ theo bán án thì phải trả lãi theo lãi suất do các bên thỏa thuận, có thể từ 0 đến không quá 20%/năm. Nếu các bên không thỏa thuận được thì lãi suất chậm trả sẽ được tính là 10%. Đó là quy định tại Điều 375 về “Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền”, Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm đã được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17-10-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã yêu cầu ghi nhận vào Bản án nội dung sau: Sau khi đã có Bản án, khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho tổ chức tín dụng khoản “tiền lãi trên nợ gốc trong hạn (nếu có), lãi nợ quá hạn của số tiền gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay”. Hướng dẫn này có ít nhất 3 điểm sai trái và bất hợp lý như sau:

Thứ nhất, sau khi đã có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, thì mọi vấn đề tranh chấp cũng như mọi nghĩa vụ của các bên đã kết thúc và kết quả cuối cùng phải được ấn định một cách rõ ràng, cụ thể trong Bản án, chứ không thể nào tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận như trước khi Tòa án ra phán quyết;

Thứ hai, sau khi đã có Bản án, thì đã hoàn toàn chấm dứt mọi quan hệ hợp đồng, nên không còn tồn tại bất cứ thỏa thuận nào giữa các bên, kể cả về lãi suất và đặc biệt là về việc “điều chỉnh lãi suất” trong quá trình thi hành án;

Thứ ba, chỉ các tổ chức tín dụng, còn các đối tượng khác không được phép thỏa thuận về lãi suất chậm thi hành án, là sự bất bình đẳng trong giao dịch dân sự và giữa các chủ thể khác nhau.

Như vậy, Án lệ nêu trên cần phải bị bãi bỏ vì đã trái với quy định của cả Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như năm 2015, thậm chí là chứa đựng nội dung vi Hiến.

Kiến nghị thay đổi

Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi suất, phạt vi phạm”. Theo đó, Dự thảo chấp nhận lãi suất chậm thi hành án của mọi đối tượng đều được thực hiện thỏa thuận. Riêng tổ chức tín dụng thì được phép vượt trần lãi suất 20%/năm theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. Nếu các bên không có thỏa thuận thì lãi suất chậm trả được tính theo mức 10%/năm.

Dự thảo nêu trên tuy không nhắc đến “theo mức lãi suất mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng” nhưng vẫn tiếp là sự bất hợp lý như đã phân tích ở trên. Các bên chỉ có thể thỏa thuận về lãi suất trong quá trình thi hành án sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án. Và nếu có thỏa thuận này, thì hoàn toàn không cần quy định trong Nghị quyết. Còn trường hợp đề cập đến thì cần phải hướng dẫn rõ là thỏa thuận lãi suất được diễn ra trong giai đoạn thi hành án, để tránh việc nhầm lẫn với thỏa thuận lãi suất trước khi có Bản án. Khi đó, nếu bên phải thi hành án chấp nhận mức lãi suất chậm trả cao hơn 10%, thậm chí cao hơn 20%/năm thì cũng là hoàn hợp lý.

Điều này khác biệt cơ bản với thỏa thuận theo hợp đồng trước khi có Bản án, thì lãi suất chậm thi hành án có thể lên đến 100%, bằng với mức lãi suất phạm tội cho vay lãi nặng. Và quan trọng nhất là, Bản án sẽ không bao giờ ghi nhận câu lãi suất chậm thi hành án theo thỏa thuận của các bên.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——————

Đầu tư Chứng khoán (Pháp luật) 20-11-2017:

http://tinnhanhchungkhoan.vn/phap-luat/bat-cap-ve-lai-suat-cham-thi-hanh-an-209022.html

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,611