230. Bình luận Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

(ANVI) – Hội thảo TANDTC                                                                                     Sa Pa 11-12/11/2014    

 

Phát biểu 5 vấn đề sáng 11-11-2014 tại Hội nghị Tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, do Toà án Nhân dân tối cao tổ chức tại Sa Pa, Lào Cai 2 ngày 11-12/11/2014.

  1. Về người tham gia tố tụng:
  • Người tham gia tố tụng là cơ quan, tổ chức, không nhắc gì đến pháp nhân.
  • Đề nghị chỉ quy định cá nhân, pháp nhân, không có cơ quan, tổ chức nào có tu cách tham gia tố tụng, nếu không phải là pháp nhân hoặc cá nhân. BLDS cũng đang đi theo hướng này.
  1. Về thời hiệu khởi kiện:
  • Pháp luật quy định thời hiệu vô cùng khác nhau: 6 tháng, 2 năm, 3 năm, muôn năm, 2 năm rồi lại muôn năm. Không thể hiểu nổi. Tranh chấp hợp đồng vay quá 2 năm, chỉ được đòi gốc, không được đòi lãi. Nếu bên cho vay khôn khéo ép lãi nhập gốc thì lại được đòi tất cả. Quy định trùng với Bộ luật Dân sự.
  • Đề nghị: Thời hiệu hưởng quyền, miễn trừ và không nên để vô thời hạn hàng trăm, hàng nghìn năm.
  1. Về việc thụ lý vụ án:
  • Quyền khởi kiện đang bị loại bỏ một cách rất đơn giản, vô lý thậm chí vô tội vạ.
    • Kiện đòi con dấu không thụ lý, đỏi sổ đỏ không thụ lý.
    • Từ chối thụ lý (nhất là khi có dấu hiệu hết thời hiệu khởi kiện). Không thụ lý là lắc đầu, chứ không văn bản, giấy tờ gì cả. Mất quyền khởi kiện nhưng không khiếu nại, thắc mắc được vì bằng chứng đâu?
    • Được toà thụ lý là vô cùng khó khăn. Dường như đã tương đối đầy đủ hồ sơ để có thể phân xử sự việc, thậm chí là ai thua, ai thắng rồi thì mới được thụ lý.
    • Phổ biến tình trạng Toà án ngửng thụ lý các vụ kiện trong các tháng 8-9 hằng năm vì chạy đua với thành thích xét xử phải chốt lại và báo cáo vào cuối tháng 9.
  • Đề nghị: Bảo đảm quyền khởi kiện mọi thứ và mọi thời gian. Phải thu án phí và thụ lý, rồi chỉ có thể bác sau khi đã qua thủ tục tố tụng.
  1. Về việc xử lý trường hợp vắng mặt từ đầu:
  • Quá nhiều vụ án không được thụ lý hoặc bị đình chỉ vì lý do không xác định được địa chỉ của bị đơn hoặc liên quan (kể cả đã làm thủ tục thông báo vắng mặt). Như vậy họ đã vô hiệu hoá pháp luật, qua mặt cơ quan tư pháp, khinh thường Toà án, chống đối công lý, chỉ bằng cách thức rất đơn giản là phớt lờ trát của Toà từ đầu.
  • Đề nghị: Quy định rõ cơ chế, thủ tục, không chỉ xét xử vắng mặt đương sự mà quan trọng hơn là thủ tục tiến hành tố tụng vắng mặt đương sự. Hiện nay NQ của HĐTP quy định là xét xử theo thủ tục chung, nhưng nếu chưa tống đạt đến tay đương sự và chưa lấy được lời khai thì 99% là bế tắc.
  1. Về việc ủy quyền tham gia tố tụng:
  • Quá nhiều vướng mắc, cả do luật lẫn thực tế:
    • Người khởi kiện phải trực tiếp ký Đơn khởi kiện, không được uỷ quyền, kể cả uỷ quyền cho Chi nhánh pháp nhân.
    • Yêu cầu phải có văn bản uỷ quyền đối với từng vụ việc cụ thể, mà không chấp nhận việc uỷ quyền chung.
    • Không chấp nhận việc ủy quyền lại cho người thứ ba tham gia tố tụng.
    • Không chấp nhận việc uỷ quyền của pháp nhân và cho pháp nhân.
    • Không chấp nhận việc uỷ quyền cho nhiều người tham gia tố tụng.
  • Đề nghị: Quy định rõ và giải thích đúng tinh thần của pháp luật, tôn trọng quyền tự do định đoạt của đương sự, trong đó có việc uỷ quyền.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,901