231. Bình luận Dự thảo Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

(ANVI) – Bộ Tư pháp 13-11-2014                                                                                Hà Nội 13-11-2014    

 

Phát biểu tại Hội đồng Thẩm định Dự thảo Nghị định Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

  1. Về cơ chế bảo đảm tiền vay (các điều 5, 9, 14 và 15):
  • Khoản 2, Điều 5 về “Nguyên tắc cho vay” quy định “Khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm theo mức vay quy định tại Điều 9 của Nghị định này. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vốn vay cao hơn mức vay không có tài sản bảo đảm thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.”
    • Quy định này là không chính xác, gây nhầm lẫn rằng, cho vay có tài sản bảo đảm là bắt buộc, còn cho vay không có tài sản bảo đảm chỉ được thực hiện theo quy định tại Điều 9. Trong khi đó, pháp luật hiện hành không quy định TCTD bắt buộc phải cho vay có tài sản bảo đảm.
    • Khoản 1, Điều 94 về “Xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay”, Luật Các TCTD cũng chỉ quy định: “1. Tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng.” Tức là Luật chỉ đề cập đến biện pháp bảo đảm như có hay không có cầm cố, thế chấp, tín chấp hay không có biện pháp bảo đảm, chứ không bắt buộc phải có biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
    • Chính khoản 1, Điều 9 về “Cơ chế bảo đảm tiền vay” của Dự thảo Nghị định cũng quy định: “1. Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.”

 

  • 2. Khoản 2, Điều 9 quy định mức cho vay không có “tài sản bảo đảm” tối đa 50 triệu – 3 tỷ.
    • Chỉ phù hợp với thời cho vay bắt buộc phải có tài sản bảo đảm từ hàng chục năm trước.
    • Chính phủ, NHNN đang hô hào, kêu gọi ngân hàng cho vay không có tài sản bảo đảm?
  • Khoản 3, Điều 9 quy định: “3. Tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo lãnh của các tổ chức chính trị – xã hội theo quy định.”
    • Trái với quy định của Bộ luật Dân sự về bảo lãnh.
    • Trái với nguyên tắc TCTD được quyết định cho vay có hoặc không có tài sản bảo đảm. Lẫn giữa phần tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.

Đề nghị sửa lại là cho vay không có bảo đảm bằng tín chấp và không có tài sản bảo đảm.

  • Khoản 4, Điều 9 quy định: “4. Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều này phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Khách hàng chỉ được cấp một bản chính (duy nhất) giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để sử dụng vay vốn tại tổ chức tín dụng cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.”
    • Quy định này không hợp lý. Hạn chế quyền thế chấp để vay vốn và bảo đảm nghĩa vụ khác của các đối tượng được vay vốn theo Nghị định này.
    • Không phải là biện pháp pháp lý, vì nếu không nộp hoặc nộp rồi và vẫn thế chấp ở nơi khác thì hậu quả ra sao.
    • Không tách bạch được giữa quyền vay và quyền cho vay chính sách và thương mại.

Vì vậy, đề nghị bỏ quy định này.

  • Điều 14 về “Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết” và Điều 15 về “Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” quy định: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,… được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% – 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.

Điều này là phù hợp với tín dụng chính sách. Nhưng phủ nhận, mâu thuẫn với tín dụng thương mại, cũng có thể cho vay các trường hợp này. Khi đó tổ chức tín dụng có quyền cho vay mức cao hơn, bằng, thấp hơn thậm chí không có tài sản bảo đảm.

  • Tóm lại toàn bộ nội dung quy định liên quan đến bảo đảm tiền vay trong 4 điều 5, 9, 14 và 15 cần phải thiết kế lại toàn bộ, tránh sai luật, mâu thuẫn và gây nhầm lẫn lớn vì:
    • Không phải TCTD chỉ cho vay các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp và các tổ chức khác theo chính sách này, mà còn cho vay thương mại bình thường.
    • Dự thảo Nghị định đã nhập nhèm lẫn lộn, không thể phân biệt được giữa 2 loại cho vay này:
  • Mức vay nào là chính sách, mức nào là thương mại?
  • Bảo đảm tiền vay nào là chính sách, bảo đảm tiền vay nào là thương mại?
  • Phần dư nợ nào trích lập dự phòng theo tín dụng chính sách, phần nào theo tín dụng thương mại?
  1. Về Giải thích và sử dụng từ ngữ (Điều 3 và 9):
  • Khoản 1, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ” viết: “1. Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố.” là không chính xác, không hợp lý, vì:
    • Giải thích loại trừ thay vì giải thích trực tiếp;
    • Không căn cứ vào một tiêu chí:
  • Nếu căn cứ vào đơn vị hành chính cấp xã, thì chỉ cần quy định nông thôn là đơn vị hành chính xã, thị trấn (tức loại trừ phường).
  • Nếu căn cứ vào cấp huyện thì cần quy định nông thôn là đơn vị hành chính huyện; thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trừ phường).
  • Khoản 4, Khoản 1, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ” giải thích về “Hộ kinh doanh” là không cần thiết, vì trùng lặp nhưng lại không đầy đủ, chính xác bằng quy định tại Điều 49 về “Hộ kinh doanh”, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ Về đăng ký doanh nghiệp.
  • Khoản 5, Điều 9 về “Cơ chế bảo đảm tiền vay”: Cần sửa “cơ quan công chứng” thành “tổ chức hành nghề công chứng” cho đúng với quy định của Luật Công chứng.
  1. Về bố cục Nghị định:
  • Bố cục 3 chương: Quy định chung, Quy định cụ thể và Tổ chức thực hiện rất không hợp lý. Không thể phân biệt được giữa quy định chung và quy định cụ thể. “Tổ chức thực hiện” là chung hay cụ thể. Không thế chấp nhận văn bản 3 chương.
  • Kiến nghị: Hoặc bỏ tên chương hoặc phải bố cục thành ít nhất 4 chương.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

Bộ Tư pháp 13-11-2014                                                                                Hà Nội 13-11-2014    

BÌNH LUẬN DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

 

Phát biểu tại Hội đồng Thẩm định Dự thảo Nghị định Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

  1. Về cơ chế bảo đảm tiền vay (các điều 5, 9, 14 và 15):
  • Khoản 2, Điều 5 về “Nguyên tắc cho vay” quy định “Khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm theo mức vay quy định tại Điều 9 của Nghị định này. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vốn vay cao hơn mức vay không có tài sản bảo đảm thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.”
    • Quy định này là không chính xác, gây nhầm lẫn rằng, cho vay có tài sản bảo đảm là bắt buộc, còn cho vay không có tài sản bảo đảm chỉ được thực hiện theo quy định tại Điều 9. Trong khi đó, pháp luật hiện hành không quy định TCTD bắt buộc phải cho vay có tài sản bảo đảm.
    • Khoản 1, Điều 94 về “Xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay”, Luật Các TCTD cũng chỉ quy định: “1. Tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án sử dụng vốn khả thi, khả năng tài chính của mình, mục đích sử dụng vốn hợp pháp, biện pháp bảo đảm tiền vay trước khi quyết định cấp tín dụng.” Tức là Luật chỉ đề cập đến biện pháp bảo đảm như có hay không có cầm cố, thế chấp, tín chấp hay không có biện pháp bảo đảm, chứ không bắt buộc phải có biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
    • Chính khoản 1, Điều 9 về “Cơ chế bảo đảm tiền vay” của Dự thảo Nghị định cũng quy định: “1. Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.”

 

  • 2. Khoản 2, Điều 9 quy định mức cho vay không có “tài sản bảo đảm” tối đa 50 triệu – 3 tỷ.
    • Chỉ phù hợp với thời cho vay bắt buộc phải có tài sản bảo đảm từ hàng chục năm trước.
    • Chính phủ, NHNN đang hô hào, kêu gọi ngân hàng cho vay không có tài sản bảo đảm?
  • Khoản 3, Điều 9 quy định: “3. Tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo lãnh của các tổ chức chính trị – xã hội theo quy định.”
    • Trái với quy định của Bộ luật Dân sự về bảo lãnh.
    • Trái với nguyên tắc TCTD được quyết định cho vay có hoặc không có tài sản bảo đảm. Lẫn giữa phần tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.

Đề nghị sửa lại là cho vay không có bảo đảm bằng tín chấp và không có tài sản bảo đảm.

  • Khoản 4, Điều 9 quy định: “4. Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều này phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Khách hàng chỉ được cấp một bản chính (duy nhất) giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để sử dụng vay vốn tại tổ chức tín dụng cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.”
    • Quy định này không hợp lý. Hạn chế quyền thế chấp để vay vốn và bảo đảm nghĩa vụ khác của các đối tượng được vay vốn theo Nghị định này.
    • Không phải là biện pháp pháp lý, vì nếu không nộp hoặc nộp rồi và vẫn thế chấp ở nơi khác thì hậu quả ra sao.
    • Không tách bạch được giữa quyền vay và quyền cho vay chính sách và thương mại.

Vì vậy, đề nghị bỏ quy định này.

  • Điều 14 về “Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết” và Điều 15 về “Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” quy định: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,… được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% – 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.

Điều này là phù hợp với tín dụng chính sách. Nhưng phủ nhận, mâu thuẫn với tín dụng thương mại, cũng có thể cho vay các trường hợp này. Khi đó tổ chức tín dụng có quyền cho vay mức cao hơn, bằng, thấp hơn thậm chí không có tài sản bảo đảm.

  • Tóm lại toàn bộ nội dung quy định liên quan đến bảo đảm tiền vay trong 4 điều 5, 9, 14 và 15 cần phải thiết kế lại toàn bộ, tránh sai luật, mâu thuẫn và gây nhầm lẫn lớn vì:
    • Không phải TCTD chỉ cho vay các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp và các tổ chức khác theo chính sách này, mà còn cho vay thương mại bình thường.
    • Dự thảo Nghị định đã nhập nhèm lẫn lộn, không thể phân biệt được giữa 2 loại cho vay này:
  • Mức vay nào là chính sách, mức nào là thương mại?
  • Bảo đảm tiền vay nào là chính sách, bảo đảm tiền vay nào là thương mại?
  • Phần dư nợ nào trích lập dự phòng theo tín dụng chính sách, phần nào theo tín dụng thương mại?
  1. Về Giải thích và sử dụng từ ngữ (Điều 3 và 9):
  • Khoản 1, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ” viết: “1. Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố.” là không chính xác, không hợp lý, vì:
    • Giải thích loại trừ thay vì giải thích trực tiếp;
    • Không căn cứ vào một tiêu chí:
  • Nếu căn cứ vào đơn vị hành chính cấp xã, thì chỉ cần quy định nông thôn là đơn vị hành chính xã, thị trấn (tức loại trừ phường).
  • Nếu căn cứ vào cấp huyện thì cần quy định nông thôn là đơn vị hành chính huyện; thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trừ phường).
  • Khoản 4, Khoản 1, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ” giải thích về “Hộ kinh doanh” là không cần thiết, vì trùng lặp nhưng lại không đầy đủ, chính xác bằng quy định tại Điều 49 về “Hộ kinh doanh”, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15-4-2010 của Chính phủ Về đăng ký doanh nghiệp.
  • Khoản 5, Điều 9 về “Cơ chế bảo đảm tiền vay”: Cần sửa “cơ quan công chứng” thành “tổ chức hành nghề công chứng” cho đúng với quy định của Luật Công chứng.
  1. Về bố cục Nghị định:
  • Bố cục 3 chương: Quy định chung, Quy định cụ thể và Tổ chức thực hiện rất không hợp lý. Không thể phân biệt được giữa quy định chung và quy định cụ thể. “Tổ chức thực hiện” là chung hay cụ thể. Không thế chấp nhận văn bản 3 chương.
  • Kiến nghị: Hoặc bỏ tên chương hoặc phải bố cục thành ít nhất 4 chương.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,918