231. Có trình mà không bày

(KTSG) – Tại một số phiên tòa hình sự được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, đại diện một số cơ quan nhà nước đã được tòa án triệu tập để làm rõ các nội dung liên quan trong vụ án. Tuy nhiên, không những chẳng làm rõ mà có khi họ còn làm khó hơn cho việc xét xử.

Yêu cầu ra tòa

Các vụ án xử ”bầu Kiên”, Huyền Như, Phạm Công Danh, Đinh La Thăng… có nhiều tình tiết phức tạp về chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh, tài chính, chứng khoán, ngân hàng… cần được làm rõ để xác định thiệt hại, trách nhiệm bồi thường. Chẳng hạn, việc đầu tư có đúng luật hay không, việc mua cổ phần có phải đăng ký kinh doanh hay không, rồi số vốn điều lệ, số tiền thiệt hại là bao nhiêu hay cơ sở pháp lý của việc mua ngân hàng 0 đồng…

Vì vậy, tòa án đã triệu tập đại diện các cơ quan chức năng theo quy định tại đoạn 3, điều 26 về “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, “Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự… và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa”.

Quy định trên có nghĩa là, khi được tòa án triệu tập, đại diện các cơ quan chức năng có nghĩa vụ phải đến tòa trình bày, cụ thể là trình diện, xuất trình bằng chứng và bày tỏ ý kiến, thái độ để làm sáng rõ sự thật, nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.

Đến để… từ chối

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đại diện các cơ quan chức năng được triệu tập đến tòa án nhưng lại vắng mặt hoặc tranh thủ xài “quyền im lặng” vốn chỉ dành cho bị cáo, tức có trình diện nhưng không bày tỏ. Khi được hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng hỏi, họ thường trả lời gần như không có nội dung, kiểu như không biết, không nắm được, xin trả lời sau, đã có trong hồ sơ, cứ theo quy định của pháp luật… Tích cực hơn thì họ thường cũng chỉ trình bày vài câu lấy lệ, không làm sáng tỏ được vấn đề, không khẳng định, cũng chẳng phủ định…

Do không xác định rõ nghĩa vụ và chế tài đối với cơ quan chức năng/người đại diện của cơ quan chức năng được tòa triệu tập mà việc triệu tập người đại diện các cơ quan chức năng ra tòa có rất ít tác dụng, thậm chí còn gây khó khăn cho việc xét xử.

Thường việc người đại diện không trả lời câu hỏi là… có lợi cho cơ quan, vì họ không muốn làm rõ những vấn đề không hợp lý, không rõ ràng, gây khó hiểu, nhầm lẫn, thậm chí như những cái bẫy pháp lý là do lỗi của các cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản. Nhất là khi, dù tòa án tuyên bị cáo có tội hay vô tội, ai phải bồi thường nhiều hay ít, thì các cơ quan này cũng vô can.

Điều này đã gây ra sự thất vọng cho những người tham gia phiên tòa và những người quan tâm, đồng thời gây khó khăn, thậm chí cản trở việc xét hỏi, tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Do đó, một số vụ án đã khép lại với những bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn còn đó những nỗi băn khoăn, nghi ngại về thực chất hành vi phạm tội, về sự nghiêm minh, chính xác, công bằng của pháp luật, về cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật.

Cơ chế bất cập

Điều 296 về “Sự có mặt của điều tra viên và những người khác”, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, hội đồng xét xử có thể triệu tập điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án”.

Về phía các cơ quan chức năng được triệu tập, vì nhiều lý do, trong đó có việc không muốn trình bày chính xác, cụ thể, đầy đủ sự việc, nên đã cử người không biết rõ nội dung để trình bày trước tòa. Hoặc tuy cử người nắm vững vấn đề nhưng người này lại sợ trách nhiệm khi sơ suất nói sai, nói điều bất lợi cho cơ quan mình, nên không dám nói, thậm chí là không được phép nói. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng bị động, lúng túng do không được triệu tập từ trước khi mở phiên tòa, nhất là đối với những vụ án chỉ xử trong thời gian một ngày, do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “trong quá trình xét xử”, khi nào cần thiết thì hội đồng xét xử mới triệu tập.

Về phía các cơ quan xét xử và giữ quyền công tố, các cơ quan này vẫn chưa thoát khỏi tư duy xét xử cố hữu “án tại hồ sơ” và theo hướng chủ yếu tìm căn cứ chứng minh tội trạng của các bị cáo theo cáo trạng, nên cũng không đề cao yêu cầu các cơ quan chức năng phải làm rõ vấn đề để tăng sức thuyết phục của bản án, nhất là để gỡ tội, giảm tội cho các bị cáo.

Ở khía cạnh pháp lý, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chỉ quy định các cơ quan này được triệu tập đến tòa để trình bày, mà không xác định họ là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” hay “người tham gia tố tụng” và càng không phải là “người cần xét hỏi”. Vì địa vị pháp lý của các cơ quan này không rõ ràng nên các cơ quan cũng không được xác định rõ quyền và nghĩa vụ như phải có mặt theo giấy triệu tập và phải “trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình”. Do vậy, dù những người đại diện có “khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật” thì cũng không thuộc đối tượng phạm vào “Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối” như các đối tượng khác theo quy định của Bộ luật Hình sự. Hay nói cách khác, vì không có quy định bắt buộc những người này phải trả lời và chế tài xử lý, nên họ trình bày đến đâu thì đành biết đến đấy.

Do không xác định rõ nghĩa vụ và chế tài đối với cơ quan chức năng/người đại diện được tòa triệu tập như trình bày ở trên mà việc triệu tập người đại diện các cơ quan chức năng ra tòa có rất ít tác dụng, thậm chí còn gây khó khăn cho việc xét xử.

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

——————- 

 Có trình mà không bày

Luật sư Trương Thanh Đức

Giám đốc Công ty Luật ANVI

Trọng tài viên VIAC

Tại một số phiên toà hình sự được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, đại diện một số cơ quan nhà nước đã được Toà án triệu tập để làm rõ các nội dung liên quan trong vụ án. Tuy nhiên không những chẳng làm rõ mà có khi còn làm khó hơn cho việc xét xử.

Yêu cầu ra tòa

Các vụ án xử Bầu Kiên, Huyền Như, Phạm Công Danh, Đinh La Thăng,… với nhiều tình tiết phức tạp về chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh, tài chính, chứng khoán, ngân hàng,… cần được làm rõ để xác định thiệt hại, trách nhiệm bồi thường. Chẳng hạn, việc đầu tư có đúng luật hay không, việc việc mua cổ phần có phải đăng ký kinh doanh hay không, rồi số vốn điều lệ, số tiền thiệt hại là bao nhiêu hay cơ sở pháp lý của việc mua ngân hàng 0 đồng,…

Vì vậy, Tòa án đã triệu tập đại diện các cơ quan chức năng theo quy định tại đoạn 3, Điều 26 về “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với quy định như sau: Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,… và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.

Quy định trên có nghĩa là, khi được Tòa án triệu tập, đại diện các cơ quan chức năng có nghĩa vụ phải đến Tòa trình bày, cụ thể là trình diện, xuất trình bằng chứng và bày tỏ ý kiến, thái độ để làm sáng rõ sự thật, nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân.

Đến để từ chối

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đại diện các cơ quan chức năng được triệu tập đến Tòa án nhưng lại vắng mặt hoặc tranh thủ xài “quyền im lặng” vốn chỉ dành cho bị cáo, tức có trình diện nhưng không bày tỏ. Khi được Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng hỏi, họ thường trả lời gần như không có nội dung kiểu như không biết, không nắm được, xin trả lời sau, đã có trong hồ sơ, cứ theo quy định của pháp luật. Hoặc là có tích cực hơn thì họ thường cũng chỉ trình bày vài câu lấy lệ không làm sáng tỏ được vấn đề, mà không khẳng định, cũng chẳng phủ định.

Thường người đại diện không trả lời câu hỏi là việc có lợi cho cơ quan, vì họ không muốn làm rõ những vấn đề không hợp lý, không rõ ràng, gây khó hiểu, nhầm lẫn, thậm chí như những cái bẫy pháp lý là do lỗi của các cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản. Nhất là, dù Tòa án tuyên bị cáo có tội hay vô tội, ai phải bồi thường nhiều hay ít, thì các cơ quan này cũng vô can.

Điều này đã gây ra sự thất vọng cho những người tham gia phiên tòa và những người quan tâm, đồng thời gây khó khăn, thậm chí cản trở việc xét hỏi, tìm ra sự thật khách quan của vụ án.

Do đó, một số vụ án đã khép lại với những bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng vẫn còn đó những nỗi băn khoăn, nghi ngại về thực chất hành vi phạm tội, về sự nghiêm minh, chính xác, công bằng của pháp luật, về cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật.

Cơ chế bất cập

Về phía các cơ quan chức năng được triệu tập, vì nhiều lý do, trong đó có việc không muốn trình bày chính xác, cụ thể, đầy đủ sự việc, nên đã cử người không biết rõ nội dung để trình bày trước Tòa. Hoặc tuy là người nắm vững vấn đề nhưng lại sợ trách nhiệm khi sơ suất nói sai, nói điều bất lợi cho cơ quan mình, nên không giám nói, thậm chí là không được phép nói. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng bị động, lúng túng do không được triệu tập từ trước khi mở phiên tòa, nhất là đối với những vụ án chỉ xử trong thời gian 1 ngày, do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “trong quá trình xét xử”, khi nào cần thiết thì Hội đồng xét xử mới triệu tập.

Về phía các cơ quan xét xử và giữ quyền công tố, vẫn chưa thoảt khỏi tư duy xét xử cố hữu “án tại hồ sơ” và theo hướng chủ yếu tìm căn cứ chứng minh tội trạng của các bị cáo theo Cáo trạng, nên cũng không đề cao yêu cầu các cơ quan chức năng phải làm rõ vấn đề để tăng sức thuyết phục của bản án, nhất là để gỡ tội, giảm tội cho các bị cáo.

Về khía cạnh pháp lý, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chỉ quy định các cơ quan này được triệu tập đến Tòa trình bày, mà không xác định là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” hay “người tham gia tố tụng” và càng không phải là “người cần xét hỏi”. Vì địa vị pháp lý của các cơ quan này không rõ ràng, nên cũng không được xác định rõ quyền và nghĩa vụ như phải có mặt theo giấy triệu tập và phải “trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình”. Do vậy, dù những người đại diện có “khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật” thì cũng không thuộc đối tượng phạm vào “Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối” như các đối tượng khác theo quy định của Bộ luật Hình sự. Hay nói cách khác, vì không có quy định bắt buộc những người này phải trả lời và chế tài xử lý, nên họ trình bày đến đâu thì đành biết đến đấy.

Do không xác định rõ nghĩa vụ và chế tài như trên đã đã dẫn đến việc triệu tập người đại diện các cơ quan chức năng ra Tòa có rất ít tác dụng, thậm chí còn gây khó khăn cho việc xét xử.

Hộp

Điều 296 về “Sự có mặt của Điều tra viên và những người khác”, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

“Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án”.

Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——————

Thời báo Kinh tế SG 29-3-2018:

http://www.thesaigontimes.vn/270667/Co-trinh-ma-khong-bay.html

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.277. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng

(FE) - Livetream: Finace explorers – Hiểu tiền bớt phiềnTập 6: Những...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,374