231. Ngán bất khả kháng.

(ANVI) – Giao dịch, hợp đồng, cam kết, chốt cửa, hứa hon, thề non, hẹn biển,… không may vi phạm, sai trái, lệch lạc, chệch choạc, thất thoát, mất mát, tổn hại thì cũng được giải thoát trách nhiệm nếu rơi vào tình thế bất khả kháng.

Nôm na là toàn thể thiên hạ, cả địch và ta đều được bỏ qua tội lỗi mỗi khi rơi vào hoàn cảnh bị ảnh hưởng bởi ngoài ý chí chủ quan, ngoài lường đoán thông thường, ngoài khả năng khắc phục.

Đích thị nó là một vấn đề cơ bản, quan trọng bậc nhất rất cần minh định rõ rành để tránh tranh cãi, để phải miễn trách từ hành chính, hình sự cho đến dân sự, kinh tế, để các bên liên quan khỏi mất công, phí sức định nghĩa, giải thích, thỏa thuận, phân vân, cấn cá.

Bộ luật Dân sự 2015 đã định nghĩa: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Nhưng kỳ lạ, chả ngờ, ngớ ngẫn, lẩn thẩn, nhầm lẫn vẫn là cả 3 Bộ luật Dân sự, từ 1995, 2005 đến 2015 lại đều chỉ nhét khái niệm trên vào mục riêng về thời hiệu khởi kiện, để được kéo dài thời hạn kiện cáo tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Vậy thì ai dám liều mạng pháp lý mà đi khẳng định rằng, cái thằng bất khả kháng cũng mang sang áp dụng cho các mảng miếng riêng chung cùng những quan hệ khác? Thế là các hợp đồng trong thực tế cứ phải kể lể lê thê, đôi khi ngô nghê, thế nào là bất khả kháng.

Lẽ ra đã chả phí công, không đáng phải làm thế, nếu như pháp luật không viển vông, chẳng chịu đi thẳng tuột vào cuộc sống.

Ngày 20-12-2017

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,904