237. Bình luận Dự thảo Luật ban hành văn bản pháp luật năm 2015.

(ANVI) – Hội thảo Bộ Tư pháp                                                                              Hải Phòng 29-01-2015    

(Chuẩn bị và phát biểu tại Hội thảo)

  1. Phạm vi điều chỉnh:

Chỉ điều chỉnh về quy phạm chung, không điều chỉnh văn bản hành chính, nội bộ, vì lan man, ôm đồm, khác nhau nhiều.

  1. Tên gọi của Luật:
  • Các nội dung chính của Luật gồm chương trình, soạn thảo, thẩm định, thông qua, ban hành và tổ chức thi hành.
  • Vì vậy, không nên gọi là Luật ban hành, mà chỉ cần gọi là Luật Văn bản pháp luật.
  1. Hình thức & thẩm quyền ban hành văn bản:
  • Thực hiện triệt để nguyên tắc:
  • Giảm thiểu thẩm quyền ban hành, đỡ phần nào rừng rậm luật nhiệt đới, phức tạp nhất thế giới.
  • Mỗi cơ quan chỉ ban hành 1 hình thức văn bản và phân biệt với nhau, hạn chế tối đa việc trùng tên.
  • Chỉ để 9 hình thức văn bản sau:
  • Hiến pháp;
  • Luật (Quốc hội);
  • Pháp lệnh (UBTVQH);
  • Quyết định (Chủ tịch nước);
  • Nghị định (Chính phủ);
  • Quyết định (Thủ tướng);
  • Nghị quyết (Hội đồng Thẩm phán);
  • Thông tư (Bộ, cơ quan ngang bộ);
  • Nghị quyết (HĐND cấp tỉnh).
  • Bỏ các hình thức văn bản sau:
  • Nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
  • Lệnh của Chủ tịch nước;
  • Nghị quyết, thông tư liên tịch (cần thiết thì phải ban hành pháp lệnh của UBTVQH hoặc Quyết định của Thủ tướng);
  • Thông tư của Viện trưởng VKS, Chánh án TANDTC
  • Quyết định của Tổng Kiểm toán, HĐND, UBND các cấp;
  • Nghị quyết của HĐND cấp huyện và xã;
  • Chỉ thị của UBND các cấp.
  • Cần xác định, vi phạm văn bản quy phạm pháp luật thì mới có dấu hiệu phạm tội, tương tự như chỉ phạm tội cố ý làm trái nếu vi phạm các quy định từ Thông tư trở lên. Bỏ thẩm quyền của chính quyền cấp huyện và xã, vì sử dụng văn bản cá biệt là đủ. Bao nhiêu nghị quyết quan trọng của Chính phủ không phải là văn bản pháp quy, thì nghị quyết của xã phường có nghĩa lý gì? Nhưng gương mẫu thì phải là 3 ông to nhất: Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nước, hãy giảm 50% hình thức văn bản.
  1. Quy trình soạn thảo, ban hành Thông tư:
  • Quy định cơ chế mới “theo hướng bắt buộc phải đánh giá tác động, lấy ý kiến của UB TƯ MTTQ, VCCI và thành lập hội đồng thẩm định đối với Thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp hoặc có tính đa ngành, đa lĩnh vực”.
  • Đó là điều không hợp lý, vì không phải là đặc điểm của Thông tư, cần được xác định rõ là chỉ hướng dẫn hồ sơ, quy trình, thủ tục thi hành. Còn nội dung đã “Thông tư có quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người dân, doanh nghiệp hoặc có tính đa ngành, đa lĩnh vực” thì phải được ban hành bằng các văn bản ở cấp cao hơn.
  • Cần quản chặt việc ban hành thông tư, theo hướng giảm thiểu, gần như đến mức là cấp phép ban hành Thông tư, thay vì ban hành vô tội vạ như hiện nay. Luật giữ nguyên, nghị định không đổi, mà Thông tư thay đổi xoành xoạch và quay ngoăn ngoắt 180o, thì nó là cái gì và luật là cái gì?
  1. Cơ quan chủ trì tiếp thu, chính lý giai đoạn cuối:
  • Nên giao cho các Hội đồng và Uỷ ban của Quốc hội để bảo đảm tính khách quan hơn
  • Tuy nhiên, cần quy định rõ về trách nhiệm, sự phối hợp.
  • Vấn đề lấy ý kiến dự thảo cuối cùng, đặc biệt nếu thay đổi nhiều so với trước.
  1. Xử lý ý kiến góp ý:
  • Lấy ý kiến là phải lấy của chuyên gia, chuyên nghiệp, người thông thạo, hiểu chuyện và quan tâm. Còn với nhân dân, thì chỉ là lấy ý kiến theo kiểu khảo sát, nắm tình hình thực tế, trưng cầu, gật, lắc. Thực tế rất hình thức, vô dụng, giả dối, đối phó hoặc cổ vũ tốn thời gian, công sức, tiền bạc, mà Hiến pháp là điển hình tốn giấy, phá rừng (luật sư tham gia tích cực nhất của VCCI và Bộ Tư pháp).
  • Phải tiếp thu và xử lý tất cả các ý kiến, dù đúng, sai, phù hợp hay không phù hợp. Phản hồi tiếp thu và kết quả góp ý.
  • Cần có cơ chế cho tổ chức dân sự và các cơ quan không chủ trì soạn thảo bị ảnh hưởng phản biện và phải bảo vệ được phản biện, thay vì chỉ dừng lại ở việc tham gia, góp ý.
  1. Giải quyết vấn đề thực chất:
  • Quy định rất chi tiết, chặt chẽ. Thực hiện cũng rất bài bản, đầy đủ, như Ban soạn thảo, Tổ biên tập, lấy ý kiến, hội đồng thẩm định,… nhưng còn rất hình thức, không thực chất, kết quả không tốt, hiệu quả không cao. Tại sao người dân không quan tâm góp ý?
  • Vậy cần có quan điểm đột phá để xử lý, chẳng hạn phương án đầu thầu soạn thảo luật, cơ chế phản biện.
  • Có khá nhiều nội dung và kỹ thuật soạn thảo cần được xem xét hoàn thiện.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 2, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.279. Tình trạng thuê người mua ngoại tệ: Cần...

(HNM) - Gần đây trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng đăng tin tìm...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,547