245. Bình luận Dự thảo Luật về hội năm 2015.

(ANVI) – VinaSME                                                                                                         Hà Nội 04-6-2015    

 

Bình luận theo yêu cầu gấp của VinaSME, khi đang ở Nhà khách Bộ Quốc phòng, không wifi, phải sử dụng ipad, đọc bản scan, nên không trích dẫn tên và nội dung điều luật.

  1. Cần phải áp dụng chung đối với tất cả các tổ chức CT-XH, vì đó cũng là hội và cần phải chuyển sang hoạt động theo các nguyên tắc của hội. Tuy nhiên một số nội dung cụ thể thì áp dụng theo các Luật liên quan.
  2. Cần xác định rõ chỉ có cá nhân và pháp nhân mới có quyền lập hội. Tổ chức không có tư cách pháp nhân thì không thể là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Như vậy Hội không có tư cách pháp nhân thì cũng không có tư cách chính thức thành lập và trở thành hội viên của các hội khác.
  3. Không nên quy định chỉ được thành lập hội khi lĩnh vực hoạt động chính không trùng với hội đã thành lập trong cùng phạm vi hoạt động, vì thế là trái với quyền tự do thành lập hội.
  4. Không nên quy định cơ quan nhà nước cho phép thành lập ban vận động, vì như vậy là can thiệp quá sâu, không cần thiết. Cùng lắm chỉ cần quy định đăng ký với cơ quan NN.
  5. Cơ cấu hội có Ban lãnh đạo là không thống nhất với BLDS hiện hành và dự thảo 2015 về việc pháp nhân có cơ quan điều hành.
  6. Không nên phân biệt DNKD và 100% vốn nước ngoài, vì đều là pháp nhán Việt Nam.
  7. Không nên quy định phải báo cáo và được sự chấp thuận của CQNN trước khi tổ chức đại hội, vì như vậy là chấp thuận 2 lần, đặc biệt có thể xảy ra tình trạng lần sau phủ quyết lầ trước.
  8. Không nên chốt cứng Ban lãnh đạo bầu các chức danh lãnh đạo của hội, vì như vậy là hạn chế quyền tự quyết của hội và đại hội.
  9. Không nên quy định CQNN có quyền bãi nhiệm Người đứng đầu, vì như vậy là vi phạm nguyên tắc tự quyết của hội (chỉ phê duyệt miễn nhiệm).
  10. Thời gian phê duyệt người đại diện theo pháp luật của hội 45 ngày là quá dài, trong thời gian đó cần quy định ai là người đại diện theo pháp luạt của hội?
  11. Mâu thuẫn nội bộ kéo dài, tức là không tự giải quyết được, thì cần có cơ chế giải quyết như kiện ra toà chẳng hạn, chứ không thể là lý do tạm đình chỉ hoạt động của hội, vì thế là bắt bí và không giải quyết được vấn đề.
  12. Tạm đình chỉ khi không hoạt động liên tục 6 tháng là không hợp lý. Với quyền tự quyết, hội có thể trì trệ không hoạt động hoặc tự ngừng 1 vài năm thì chỉ cần báo cho CQNN (như DN).
  13. Nhiều quy định đình chỉ khác bất hợp lý, theo kiểu trừng trị chứ không phải tạo cơ hội để khắc phục, sửa chữa.
  14. Bất hợp lý trong nhiều trường hợp bị giải thể, chẳng hạn khi không hoạt động liên tục 12 tháng là quá ngắn, thậm chí với lý do không “liên tục” thì có thể bị giải thế bất cứ lúc nào. Khi vận động còn được kéo dài 2 năm.
  15. Một loạt điều quy định giao cho Chính phủ là không hợp lý, càn cụ thể hoá ngay trong luật, ví dụ như số lượng thành viên tối thiểu.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 4, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,909