249. Không cưỡng ép 3,5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

(PL)- Hộ kinh doanh đã từng là giải pháp cần thiết và tất yếu thay thế cho thành phần kinh tế tư nhân. Vì trong rất nhiều năm, pháp luật không khuyến khích, thậm chí tìm mọi cách ngăn cản kinh tế tư nhân.

Năm 1990, muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân (DNTN) bắt buộc phải có vốn pháp định từ 20 triệu đến 240 triệu đồng và phải được chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc chủ tịch UBND tỉnh, nơi DN đặt trụ sở chính… đồng ý.

Từ năm 2000, đặc biệt là từ năm 2006 và 2014 trở đi, mọi điều kiện thành lập và hoạt động của DN nói chung, DNTN nói riêng đã được xóa bỏ, gần như không còn điều kiện.

Đặc biệt là việc Luật DN năm 2005 và 2014 cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân. Vì vậy, hộ kinh doanh không được thừa nhận là DN là do sự khiếm khuyết của pháp luật.

Vì pháp luật quy định về hộ kinh doanh một cách quá sơ sài, dễ dãi, đơn giản nên đương nhiên đã trở thành sự lựa chọn chủ yếu trên thực tế. Việc một người có nhiều công ty là chuyện bình thường nhưng một người đồng thời duy trì hai chủ thể kinh doanh là công ty và hộ kinh doanh là điều cần phải suy nghĩ.

Đến nay có khoảng 1,6 triệu hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh mới đặt ra yêu cầu chuyển đổi thành DN. Còn 3,4 triệu hộ kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh.

Như vậy, hiện nay vấn đề không nằm ở việc bắt buộc phải chuyển đổi hay không chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN mà nên thừa nhận hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, tức đã đạt đến một quy mô nhất định, là DN. Nghĩa là thừa nhận 1,6 triệu hộ đang đăng ký kinh doanh là một loại hình DN.

Đối với 3,4 triệu hộ kinh doanh còn lại, vì quy mô nhỏ vẫn được kinh doanh mà không buộc phải đăng ký kinh doanh thì cũng không yêu cầu bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Tất nhiên cũng không nên đặt ra vấn đề buộc họ phải nâng lên thành DN.

Về cơ bản, cần bảo đảm cho hộ kinh doanh vẫn thực hiện nghĩa vụ như hiện nay, ngoại trừ việc làm những gì tốt hơn, gia tăng quyền lợi hơn cho đối tượng này. Chẳng hạn như không giới hạn ở một địa điểm kinh doanh và chỉ được thuê dưới 10 lao động.

Bởi hộ kinh doanh và DN dù khác nhau bao nhiêu thì vẫn đều phải có một đòi hỏi xuất phát, một yêu cầu tối thiểu, một tiêu chuẩn nền tảng hay một mặt bằng cơ sở, chứ không thể hộ kinh doanh thì đo từ mặt biển, còn DN thì đo từ chân núi.

Tuy nhiên, không thể bắt hộ kinh doanh chuyển thành DN phải sống và khó sống như DN siêu nhỏ hiện nay, mà là phải làm cho các DN siêu nhỏ dễ sống như hộ kinh doanh. Do vậy, nếu không nâng được chuẩn hộ kinh doanh lên thì buộc phải hạ chuẩn DN siêu nhỏ xuống để họ dễ làm ăn.

Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC. 

——————

Pháp luật TP Hồ Chí Minh (Kinh tế) 05-4-2019:

https://plo.vn/kinh-te/khong-cuong-ep-35-trieu-ho-kinh-doanh-len-doanh-nghiep-825867.html

(592/592)

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,613