262. Bình luận Dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(ANVI) – Hội thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ & vừa – CT 858                                            Hà Nội 21-6-2016    

 

Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết để thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển một cách nhanh chóng, hiệu quả, ổn định, bài bản và vững chắc. Tuy nhiên, điều quan trọng hàng đầu là hỗ trợ cho những doanh nghiệp nào và hỗ trợ những gì, trong đó có việc bảo đảm sự bình đẳng pháp lý với doanh nghiệp lớn và thiết lập một số cơ chế pháp lý đặc thù đối với doanh nghiệp nhỏ.

  1. Xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa:
  • Điều 3 về “Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30-6-2009 của Chính phủ “Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã phân biệt 3 loại doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
 

Quy mô

 

 Khu vực

Doanh nghiệp
Siêu nhỏNhỏVừa
Số lao độngTổng

nguồn vốn

Số

lao động

Tổng

nguồn vốn

Số

lao động

1. Nông, lâm nghiệp & thủy sản < 10 người< 20 tỷ đồng> 10 – 200 người> 20 – 100 tỷ đồng> 200 – 300 người
2. Công nghiệp & xây dựng < 10 người< 20 tỷ đồng> 10 – 200 người> 20 – 100 tỷ đồng> 200 – 300 người
3. Thương mại & dịch vụ < 10 người< 10 tỷ đồng> 10 – 50 người> 20 – 50 tỷ đồng> 50 – 100 người
  • Khoản 1, Điều 5 về “Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Dự thảo quy định: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp đáp ứng một trong 2 tiêu chí sau đây: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề không vượt quá 100 tỷ đồng hoặc lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người. Dự thảo đã giữ nguyên số lượng lao động không quá 300 và thay tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng bằng doanh thu không quá 100 tỷ đồng. Doanh thu 100 tỷ đồng thì có nghĩa là tổng nguồn vốn thường thấp hơn khá nhiều.
  • Vì vậy, cần xem xét phân nhóm cụ thể giữa doanh nghiệp nhỏ (gồm cả siêu nhỏ) và doanh nghiệp vừa, để đối xử hỗ trợ khác nhau trong Luật. Giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa gần trở thành doanh nghiệp lớn, có sự khác nhau quá lớn về năng lực và quy mô (có khi đến hàng trăm, hàng nghìn lần), nên không thể hỗ trợ cào bằng như nhau.
  1. Đối tượng doanh nghiệp được hỗ trợ:
  • Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 về “Đối tượng áp dụng”, Dự thảo Luật thì mọi “Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp” đều thuộc đối tượng được hỗ trợ. Theo số liệu của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì hiện nay có tới 97,5% tổng số doanh nghiệp là vừa và nhỏ. Việc quy định hỗ trợ cho quá nhiều doanh nghiệp là không hợp lý. Và càng bất hợp lý hơn khi đặt ra các hỗ trợ với mức cào bằng như nhau, không hề có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp có quy mô doanh thu gần 100 tỷ đồng với đa số doanh nghiệp còn lại chỉ có doanh thu 10 tỷ đồng, thậm chí ước tính vài chục phần trăm chỉ có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm.

Cần xem xét loại trừ một số đối tượng không nên hỗ trợ hoặc chỉ hỗ trợ một phần, như đối với các công ty đại chúng, công ty niêm yết, vì đã là những doanh nghiệp bài bản, có quy mô tương đối lớn. đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì không tính là doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra, cũng cần xem xét tương tự đối với các doanh nghiệp là công ty con của doanh nghiệp lớn, vì đã được dựa vào thế mạnh rất lớn của công ty mẹ. Theo pháp luật chứng khoán, công ty đại chúng được quy định có mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên và có từ 100 cổ đông trở lên, công ty niêm yết thì có mức vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên. Dự thảo luật chỉ loại trừ việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp

  • Nhóm doanh nghiệp lớn, là nhóm có lợi thế, vì vậy cần kiểm soát chặt để tránh lạm dụng. Nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là nhóm yếu thế, yếu, khó khăn, lúng túng, vướng mắc nên mới là đối tượng thật sự cần sự hỗ trợ. Còn các doanh nghiệp vừa là nhóm ở giữa, bình thường, nên không cần có sự kiểm soát chặt hoặc hỗ trợ, mà để phát triển theo tự nhiên trở thành doanh nghiệp lớn hoặc giảm xuống thành doanh nghiệp nhỏ.
  • Mặt khác, bản thân nguồn lực hỗ trợ cũng yếu và hạn chế, nên cũng không thể mở quá rộng, gánh quá sức, đứt gánh giữa đường. Vì vậy, cần tập trung hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (với quy mô từ 10 – 20 tỷ đồng doanh thu và hoặc từ 20 – 30 lao động trở xuống), chứ không nên hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa hoặc có hỗ trợ thì chỉ cần hỗ trợ với mức độ ít hơn đáng kể. Có thể tham khảo một trong những quy định đã có áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng, thấp hơn 2% so với các doanh nghiệp khác theo quy định tại Điều 10 về “Thuế suất”, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013.
  1. Các đối tượng tham gia hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
  • Các đối tượng tham gia hỗ trợ theo Dự thảo Luật:

Dự thảo Luật quy định rất nhiều đối tượng tham gia vào quá trình hỗ trợ doanh nghiệp như: Hội đồng Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc gia, Hội đồng thẩm định Danh mục sản phẩm đổi mới sáng tạo, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (đã có), quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (đã có), Quỹ tương hỗ, Quỹ đầu tư khởi nghiệp, ngân hàng, nhà đầu tư phát triển hạ tầng, các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp hỗ trợ, tổ chức hỗ trợ, hệ thống chuỗi phân phối sản phẩm,…

Với số lượng doanh nghiệp hỗ trợ lên lên đến trên nửa triệu, và dự kiến khoảng 5 năm nữa lên đến 1 triệu doanh nghiệp, với khoảng trên 100 nội dung hỗ trợ. Vì vậy, cần phải thành lập 1 cơ quan chuyên trách cấp cục vụ ở Trung ương và cấp phòng mỗi tỉnh, thành để bảo đảm khả năng hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Dù có nhiều quy định, với nhiều cá nhân, tổ chức cả chuyên trách và không chuyên trách tham gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như trên, nhưng vẫn rất khó khăn, dàn trải, rất khó đáp ứng được một cách hữu hiệu nhu cầu của quá nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm quy định  cụ thể và tập trung vào việc hỗ trợ nhóm doanh nghiệp mà toàn bộ hoạt động hoặc một phần nhất định hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong đó cần xem xét đưa thêm nhóm hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp cũng là một trong các mục tiêu của doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Hiện nay, doanh nghiệp xã hội chỉ có “Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng” theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 10 về “Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội”, Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Khoản 5, Điều 6 về “Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Dự thảo Luật mới chỉ quy định “5. Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện trên cơ sở lựa chọn các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng đủ điều kiện và năng lực.”

  1. Bảo đảm pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:
  • Bảo đảm sự bình đẳng pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là bảo đảm sự bình đẳng giữa tất cả các loại hình, sở hữu và quy mô doanh nghiệp, không để họ mất cơ hội và quyền lợi đang ra được hưởng so với doanh nghiệp lớn. Vì vậy, khoản 2, Điều 9 về “Cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính”, Dự thảo Luật đã quy định nghiêm cấm cơ quan, tổ chức “Ban hành quy định phân biệt đối xử về điều kiện kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính, tiếp cận các nguồn lực dựa trên các tiêu chí về quy mô kinh doanh, trừ khi các quy định này được luật quy định” hay có hành vi phân biệt đối xử.

Vậy, các quy định đã ban hành tại các Nghị định về điều kiện kinh doanh dựa vào quy mô trái với quy định trên như kinh doanh xuất khẩu gạo, vận tài taxi, phân phối gas và các quy định tương tự dưới đây cần phải được bãi bỏ:

  • Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo phải có ít nhất 01 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc; 01 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ; và kho chứa, cơ sở xay, xát phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo, được quy định tại Điều 4 về “Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo”, Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 04-11-2010 của Chính phủ về “Kinh doanh xuất khẩu gạo”;
  • Doanh nghiệp, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có tối thiểu là 10 xe; riêng đối với Hà Nội, Sài Gòn phải có tối thiểu là 50 xe; được quy định tại khoản 7, Điều 17 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10-9-2014 của Chính phủ về “Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tài bằng xe ô tô”;
  • Doanh nghiệp phân phối bình gas (Khí dầu mỏ hóa lỏng – LPG) phải có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3, có số lượng bình ga các loại (không tính bình mini) thuộc sở hữu của doanh nghiệp với tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít;… được quy định tại Điều 9 về “Điều kiện đối với thương nhân phân phối khí”, Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22-03-2016 của Chính phủ về “Kinh doanh khí”;
  • Thậm chí cả việc quy định về mức vốn pháp định cũng cần phải xem lại đối với nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp có vốn lớn thì dương nhiên có cơ hội kinh doanh bất động sản tốt hơn. Nhưng tại sao trước đây doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 6 tỷ đồng trước đây và hện nay có mức vốn điều lệ dưới 20 tỷ đồng lại không được kinh doanh bất động sản? Chưa kể, “thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản” hay “dịch vụ tư vấn bất động sản” cũng chính là một hoạt động kinh doanh bất động sản theo theo đúng quy định tại khoản 1, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
  • Bảo đảm một số đặc thù pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ:

Được sử dụng nhà chung cư thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, thành viên hoặc cổ đông sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của công ty TNHH và công ty cổ phần được phép sử dụng nhà ở với mục đích hỗn hợp vừa để ở, vừa để đặt trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty. Nhất là trên thị trường (Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng,…) đã xuất hiện loại hình như của thế giới là loại căn hộ thương mại (Shophouse – căn hộ vừa làm nhà ở vừa là nơi bán hàng) và căn hộ văn phòng (Officetel – căn hộ vừa là nhà ở vừa là văn phòng làm việc). Trong khi đó, khoản 11, Điều 6 về “Các hành vi bị nghiêm cấm”, Luật Nhà ở năm 2014 đang quy định một trong các hành vi bị cấm là “Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở”. Tuy Luật Nhà ở năm 2014 có đề cập đến loại “nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”, nhưng để chỉ loại nhà có các căn hộ để ở và các gian, tầng để kinh doanh khác nhau.

Được trả mức lương tối thiểu bằng với mức lương cơ sở do Nhà nước trả cho cán bộ, công chức (hiện nay là 1.210 đồng), thay vì phải tra mức lương tối thiếu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động (hiện nay là 2.400.000 – 3.500.000 đồng tuỳ khu vực) trong giai đoạn khởi nghiệp (5 năm đầu).

Không phải đóng kinh phí công đoàn “bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động” theo quy định tại khoản 2, Điều 26 về “Tài chính công đoàn”, Luật Công đoàn năm 2012, trong giai đoạn khởi nghiệp.

Không nhất thiết phải có “ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị” theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 13 về “Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần”, Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong trường hợp công ty cổ phần nhỏ có từ 11 cổ đông trở lên lựa chọn mô hình quản trị công ty không có Ban kiểm soát.

Không nhất thiết phải có tối thiểu 3 thành viên Ban kiểm soát, không nhất thiết “phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam” và không nhất thiết “Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty”, theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 163 về “Ban kiểm soát”, Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong trường hợp công ty cổ phần nhỏ có từ 11 cổ đông trở lên lựa chọn mô hình quản trị có Ban kiểm soát.

Không bị hạn chế theo quy định về “Doanh nghiệp có vị trí độc quyền”, “Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm” theo quy định tại Điều 12 và Điều 13, Luật Cạnh tranh năm 2004, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cần xem xét quy định thêm cơ chế khuyến khích chuyển các Hộ kinh doanh thành các doanh nghiệp, một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển 1 triệu doanh nghiệp.

  1. Một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa:
  • Hỗ trợ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

Khoản 1, Điều 12 về “Hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp”, Dự thảo Luật quy định: “1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực ưu tiên được áp dụng mức thuế suất thấp hơn 5% so với mức thuế suất phổ thông quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu có hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thời gian 5 năm đầu được định nghĩa là thời gian khởi nghiệp, số doanh nghiệp có lãi không nhiều, thậm chí chỉ hòa, lỗ và thất bại. Do đó, nếu chỉ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi kinh doanh thì gần như doanh nghiệp khởi nghiệp không được hưởng ưu đãi. Vì vậy, đề nghị cần sửa lại là từ khi có lợi nhuận.

  • Hỗ trợ sử dụng dịch vụ chung:

Khoản 2, Điều 13 về “Hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Dự thảo Luật quy định: “2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ chi phí dịch vụ trong các khu dịch vụ dùng chung và được hỗ trợ chi phí các dịch vụ trong các cơ sở khác, bao gồm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp;….”. Khoản 3, Điều 15 về “Hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh” quy định: “3. Nhà nước khuyến khích xây dựng và phát triển các khu dịch vụ dùng chung theo hình thức đối tác công tư….”

Cần bổ sung thêm quy định cụ thể về hỗ trợ sử dụng cơ sở hạ tầng và dịch vụ sử dụng chung đối với doanh nghiệp nhỏ. Đây là một nhu cầu đặc biệt cần thiết và rất có hiệu quả đối với doanh nghiệp nhỏ. Chẳng hạn hình thành mô hình tòa nhà thương mại, cho thuê văn phòng sử dụng chung cơ sở vật chất như phòng họp, phòng đào tạo, phòng tiếp khách, kho tàng, máy photocopy, máy in, máy scan,…

  • Hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ:

Khoản 1, Điều 16 về “Hỗ trợ tham gia mua sắm công”, Dự thảo Luật quy định: “1. Cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nƣớc để mua sắm công dành tỷ lệ tối thiểu 20% ngân sách hoặc 20%  số lượng hợp đồng hàng năm để mua sắm sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, cung ứng.

Quy định này cần được xem lại, vì không hợp lý, do phải thực hiện theo quy định về đấu thầu, về tiết kiệm chi phí, hiệu quả, nhất là có thể có trường hợp cơ quan, tổ chức không có nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ  của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp khởi nghiệp:

Điểm d, khoản 1, Điều 21 về “Nội dung, biện pháp hỗ trợ” quy định: “d) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp không bị thanh tra, kiểm tra trong vòng 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, trừ khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trong khi đó, Điều 1 của Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15-8-1998 của Chính phủ về “Công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp” đã quy định “Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động đúng pháp luật, có hiệu quả; tăng cường pháp chế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.”

Như vậy, quy định của Dự thảo Luật là không hợp lý, vì đã thể hiện rằng, việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp là tiêu cực, gây khó khăn cho doanh nghiệp, trong khi mục đích của thanh tra, kiểm tra chính là hỗ trợ chứ không phải là “trừng phạt” doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không được kiểm tra, nhắc nhở kịp thời thì có khi lại dễ vi phạm nặng hơn, khó khắc phục hơn.

—————————–

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 4, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.731. Có nên đánh thuế nước sạch?

(TN) - Là mặt hàng "thiết yếu nhất trong các loại thiết yếu", nhưng nước...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.282. Bất cập thi hành án hành chính

(VTV1) - Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 207,613