273. Bình luận ảnh hưởng pháp lý đến hoạt động kinh doanh rượu, bia.

(ANVI) – Hội thảo Hiệp hội Rượu, bia, nước giải khát  – Hà Nội 22-11-2015    

Có ít nhất 3 yếu tố pháp lý ảnh hưởng đến kinh doanh rượu bia, đó là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao, cách tính thuế bất ổn và điều kiện kinh doanh rượu quá chặt, cộng với việc xử phạt rất nặng người uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông

  1. Thứ nhất là về Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao:
  • Chỉ trong thời gian 8 năm, từ năm 2010 đến năm 2018 thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu có nồng độ trên 20 độ và bia đã và tiếp tục sẽ tăng hơn 144%, từ 45% lên 65% theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và 2014.
  • Việc thay đổi nhanh và tăng thuế cao, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp, không chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, nhất là trường hợp đầu tư dự án mới.
  1. Thứ hai là về Cách tính thuế bất ổn:
  • Cách tính thuế không được quy định một cách rõ ràng, hợp lý, không được quy định trong luật, mà chủ yếu do Nghị định, thông tư hướng dẫn. Trên thực tế, cách tính thuế nói chung, thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng thường xuyên thay đổi và có thể bất ngờ bị thay thế bất cứ lúc nào.
  • Đặc biệt là văn bản hướng dẫn mâu thuẫn với luật và chậm, nên trở thành bị áp dụng hồi tố, trái với nguyên tắc chung của luật. Điển hình có thể kể đến cách hướng dẫn áp đặt về cơ sở kinh doanh thương mại để thu hàng ngàn tỷ đồng đối với SABECO và HABECO.
  1. Thứ ba là Điều kiện kinh doanh rượu quá chặt
  • Cấm quảng cáo rượu cần xem lại. Dán tem rượu cần bảo đảm triệt để đối với mọi sản phẩm thương mại. Tuy nhiên không tạo ra sự công bằng giữa doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc với gian lận, buôn bán gian lận.
  • Nghị định 84 với nhiều bất cập đang được Bộ Công thương sửa đổi.
  • Một ảnh hưởng đáng kể nữa là việc phạt rất nặng đối với người uống rượu bia điều khiển phương tiện giao thông. Theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”.

Theo đó, người lái mô tô, xe máy sẽ bị phạt từ 1 – 4 triệu đồng nếu có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở vượt mức.

Người lái xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 2 – 3 triệu đồng, nếu phát hiện có bất cứ nồng độ cồn nào trong máu hoặc trong hơi thở. Và nếu nồng độ bia, rượu cao thì có thể bị phạt từ 7 – 8 và từ 16 – 18 triệu đồng.

Trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ cũng bị phạt với mức tương ứng.

Quy định này là cần thiết và hợp lý. Nhưng đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ rượu, bia. Đặc biệt, cứ đo được bất cứ nồng độ cồn nào của tài xế ô tô là bị phạt nặng. Chỉ cần uống 1 hớp bia, nay lập tức cũng bị phạt 3 triệu. Chỉ cần uống 1 hớp rượu đêm qua, sáng nay cũng bị phạt 3 triệu.

—————————–

 

Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 4, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Bình luận 

425. Bình luận về Chính sách lãi suất tiền gửi...

(ANVI)  - Chuẩn bị tại chỗ & phát biểu tại cuộc họp chuyên gia tài...

Phỏng vấn 

4.331. Bỗng dưng nợ thuế?

(QHTV) - Sở dĩ chúng tôi dùng thuật ngữ "Bỗng dưng nợ thuế" ở đây...

Trích dẫn 

3.805. “Chuyển nhượng” suất mua vàng SJC online: Người...

(ĐTM) - Trước phản ánh về việc trên mạng xã hội, xuất hiện nhiều người...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 216,918