297. Bình luận Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.

(ANVI) – Hội thảo VBA – VCCI                                                                                     Hà Nội 18-4-2018   

 

Tọa đàm do Hiệp hội Rượu, bia nước giải khát (VBA) phối hợp với VCCI tổ chức tại Khách sạn Hillton, Hà Nội.

  1. Vấn đề thứ nhất:
  • Cái gì cần cấm & cần hạn chế thì phải quy định bằng luật, mới bảo đảm không trái với Hiến pháp năm 2013, không mâu thuẫn với Luật Đầu tư năm 2014 & Điều 2.2 Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Tuy nhiên, quan trọng là việc cấm, việc hạn chế đến đâu và như thế nào.
  1. Về tên Luật:
  • Gọi tên là “Luật phòng chống tác hại của rượu bia.”, với lý sự cứ sử dụng rượu bia là có tác hại thì cần hàng nghìn đạo luật tương tự, vì từ thịt cá, gạo ngô, ô tô, điều hoà, nước lọc,… đều có tác hại.  Ăn thịt cá nhiều gây béo phì, nhiễm mỡ. Ăn gạo ngô cũng dễ đái đường. Đi ô tô, ngồi điều hoà lắm có hại cho hô hấp. Uống nước lọc kỹ sẽ gây thiếu khoáng chất, vi chất cần thiết cho cơ thể,… Thậm chí với tình trạng ô nhiễm hiện nay, thì việc hít thở không khí Hà Nội bây giờ cũng rất hại cho sức khoẻ. Không nhẽ làm luật phòng chống tác hại của việc hít thở ở thủ đô?
  • Gọi tên như vậy là gây nhầm lẫn & sai bản chất rằng cứ rượu bia là có tác hại, thậm chí chỉ có độc hại. Chẳng hạn bia là nước giải khát là chính chứ không phải chất kích thích, chứ độc hại thì không đáng kể. Còn nếu lạm dụng thì cái gì cũng tác hại. Dùng nhiều thuốc bổ cũng có thế độc hại chết người.
  1. Về Quỹ nâng cao sức khoẻ (phương án 1, Điều 19):
  • Rượu nặng, rượu vang, bia & đồ uống có cồn khác là khác hẳn nhau, không thể chỉ vì đều là đồ uống có cồn mà nhét chung vào 1 rọ, gần như không có sự phân biệt, để thu vào quỹ phòng chống tác hại như nhau, mà chủ yếu nhằm vào bia.
  • Pháp luật hiện hành cũng xử lý khác nhau: “Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke” theo Điều 32 về “Trách nhiệm của chủ cơ sở kinh doanh karaoke”, Nghị định số 103/2009/NĐ-CP Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (không cấm bia, chỉ cấm rượu).

Vi phạm sẽ bị phạt từ 5 – 15 triệu đồng theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

  • Thuế với rượu bia rất cao, và đã được gọi là thuế tiêu thụ đặc biệt, chính là nhằm đến việc hạn chế lạm dụng, tác hại của rượu bia.

Đặt thêm quỹ nâng cao sức khoẻ và quy định đóng góp từ 0,5 – 2% giá tính thuế, tức là tính như 1 khoản thuế là rất bất hợp lý, là thuế trá hình, là trái với nguyên lý, nguyên tắc yêu cầu doanh nghiệp đóng góp.

  • Quỹ này không phải là một loại pháp nhân, một quỹ dân sự theo quy định của pháp luật, mà thực chất chỉ như một túi tiền do các doanh nghiệp nộp vào (chủ yếu là sản xuất bia) tài trợ cho ngành y tế sử dụng, ngoài ngân sách hoạt động.

Vì vậy, nếu thật sự cần có quỹ này thì phải lấy từ ngân sách nhà nước, còn doanh nghiệp chỉ có thể tự nguyện đóng góp thêm.

—————————–

 Luật sư Trương Thanh Đức

ĐC: Công ty Luật ANVI, tầng 4, Tòa nhà Savina, số 1 Đinh Lễ, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, HN

FB: Trương Thanh Đức (www.facebook.com/LSTruongThanhDuc)

E-mail: duc.tt @anvilaw.com

Web: www.anvilaw.com

ĐT: 090.345.9070

 

Bài viết 

311. Hãy nhìn từ mục tiêu...

Mục "Bài viết" cập nhật các bài viết của các Luật sư ANVI đăng...

Bình luận 

431. Bình luận về Luật siêu dễ VTV3 - Chủ đề Luật...

Bình luận về Luật siêu dễ VTV3 - Chủ đề Luật Lao động. (VTV3)...

Phỏng vấn 

4.384. Sẽ đánh thuế đối với hàng hoá nhập...

Sẽ đánh thuế đối với hàng hoá nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng. (VTC1)...

Trích dẫn 

3.903. Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn...

Mở rộng phạm vi kiểm toán để dẹp nạn tăng vốn ảo của doanh nghiệp. (ĐTM)...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”Chuyên...

Số lượt truy cập: 230,760