299. Bình luận về sự bất ổn của pháp luật Việt Nam.

(KHPL) – Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC trình bày tại Hội thảo do Viện Khoa học pháp lý tổ chức tại Hà Nội 07-5-2018.    

                                                                                                                  

Các ý kiến đã phát biểu tại Hội thảo khoa học  “Lý luận về tính ổn định của pháp luật”. Triển khai Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp chủ trì (9 trên tổng số 17 Giáo sư luật toàn cõi Việt Nam tham dự). 

 1. Đánh giá chung:

1.1. Thực ra pháp luật còn thay đổi quá chậm so với yêu cầu. Thứ nhất, nhiều cái vô lý, bất cập nhưng chậm, thậm chí không chịu thay đổi. Thứ 2, đáng lẽ đã thay đổi gấp mấy lần như lâu nay. Nhưng vì lý do bảo thủ, sĩ diện kiểu vừa ban hành sửa gì mà sửa.

1.2. Sự thay đổi pháp luật là cần thiết & tất yếu, nhưng đến mức đảo lộn tùng phèo, vòng vèo, lung tung, khủng khiếp như bão dông, động đất, lốc xoáy thì kinh hoàng, hoảng sợ, chết dở, ngỡ ngàng.

2. Nguyên nhân bất ổn:

2.1. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ thống pháp luật bất ổn, nhưng “thủ phạm” chủ yếu không phải là khách quan mà là do chủ quan.

2.2. Chủ quan: Chống lại quy luật & trình độ xây dựng quá kém. Pháp luật kinh tế thị trường định hướng XHCN.

2.3. Khách quan: Quá kém không hẳn do chuyên gia mà do cơ chế trói cổ chuyên gia.

3. Một số thực trạng:

3.1. Coi thường pháp luật: Ví dụ như cách chức nguyên hay tạm dừng chuyển nhượng đất tại Vân Đồn, Phú Quốc.

3.2. Thay, sửa quá nhiều: Ví dụ như 21 năm có tới 10 Nghị định về cổ phần hoá. Hay từ khi tôi đi làm đến giờ 3 Hiến pháp, 3 Bộ luật Dân sự, 3 Luật Đất đai, 4 Luật Doanh nghiệp,…

3.3. Mâu thuẫn, chồng chéo: Giữa các văn bản & trong chính văn bản. Ngay như Luật Doanh nghiệp năm 2014 được đánh giá là khá tốt nhưng vẫn có nhiều nội dung mâu thuẫn như đại diện theo pháp luật, nhiệm kỳ HĐQT

3.4. Quy định đèn cù: Ví dụ như về giao dịch bảo đảm (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh). BLDS Pháp rất đơn giản, rõ ràng.

3.5. Cành to hơn gốc: 1 gốc 10 ngọn, như Luật thuế 1 trang, nghị định 3 trang, thông tư 10 trang + nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung. Thay đổi cả gốc lẫn.

3.6. Sửa lành thành què: Từ chỗ có sửa đổi thành gần 4 năm nay không có quy định về mở & sử dụng tài khoản tiền gửi nói chung.

3.7. Hiệu lực bất định: Luật ban hành văn bản quy phạm pháp 2003 quy định hiệu lực gốc hết, ngọn chết. Sau đó Luật 2008 bỏ quy định này vì không hợp lý. Đến Luật 2015 lại khôi phục. Gây tai hoạ cho thực tế cuộc sống. Chẳng hạn, quy định về chứng từ kế toán ngân hàng theo Luật Kế toán 2003. Vậy nay còn hay hết hiệu lực pháp luật?

3.8. Tù mù tù tội: Tất cả như tù nhân dự bị, không biết lúc nào dính tội. Ví dụ tội cho vay lãi nặng, đáng lẽ phải bỏ, thì vẫn cứ giữ. Tội bất thình lình trước 1-1-2017 là 135%. Từ 1-1 đến 31-12-2017 là 200%. Từ 1-1-2018 là 100%. Trong khi TCTD thì tha hồ cho vay cao hơn mức lãi suất phạm tội.

3.9. Thay thế tai hoạ: Trước không có luật, giờ luật giật đùng đùng, lung tung xoè. Mâu thuẫn chồng chéo thì phải làm thế nào? Tổng kết nghịch lý của tôi là chớ chỉ tin theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luaatj. Mà cần phải theo cái gì ác, chắc, chặt, chuối, cực, cứng, ghê, khó, mệt, rắn,… nhất.

http://xdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tin-hoat-dong.aspx?ItemID=118 

Bài viết 

308. Mất tiền từ séc giả, trách nhiệm thuộc...

(VNB) - Khi sự việc xảy ra, cần xác định ai là người có lỗi, lý do, nguyên...

Trích dẫn 

3.730. Ra mắt cuốn “cẩm nang” tra cứu về pháp...

(ND) - Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật ngân hàng (Nhận diện những vấn...

Bình luận 

ANVI - Tranh luận lần 3 với SCB và Viện Kiểm sát...

(ANVI) - Gần như 99% bị cáo cúi đầu nhận tội, nhưng vẫn đều cảm...

Phỏng vấn 

4.277. Tìm hiểu kỹ về hợp đồng tín dụng

(FE) - Livetream: Finace explorers – Hiểu tiền bớt phiềnTập 6: Những...

Tám luật 

334. ANVI xì luật hay Lạm bàn tám luật.

(ANVI) - “Lạm bàn tám luật” hay còn gọi là “ANVI xì luật”, gồm 334...

Số lượt truy cập: 206,366